Hy Lạp (tên chính thức Cộng hòa Hy Lạp) nằm ở châu Âu, gồm phần đất liền trên bán đảo Balkan, gần 3.000 hòn đảo ở biển Ionia (Địa Trung Hải) và biển Aegean (vùng vịnh nối dài của Địa Trung Hải). Hy Lạp giáp Albania, Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ và Cộng hòa Macedonia. Diện tích là 131.957 km2, dân số tính đến năm 2018 đạt hơn 11 triệu, theo Worldometers.
Hy Lạp sở hữu nền văn minh rực rỡ bậc nhất thời cổ đại, là cái nôi văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc của không chỉ Địa Trung Hải mà còn có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới. Thế vận hội (Đại hội Thể thao Olympic), một trong những cuộc tranh tài thể thao lớn nhất thế giới, ra đời ở Hy Lạp từ thời cổ đại.

Vòng nguyệt quế từng là phần thưởng dành cho người chiến thắng trong thời cổ đại. Ảnh: Villa Hurmuses
Theo History, Thế vận hội cổ đại đầu tiên được tổ chức năm 776 trước công nguyên tại Olympia, địa danh ở miền nam Hy Lạp, nhằm vinh danh thần Zeus. Cuộc thi diễn ra bốn năm một lần trong suốt thời gian dài đến thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, và được hồi sinh cuối thế kỷ 19.
Thế vận hội hiện đại đầu tiên diễn ra vào năm 1896 tại Athens, gồm 280 người tham gia từ 13 quốc gia. Từ năm 1994, Thế vận hội mùa hè và Thế vận hội mùa đông được tổ chức riêng biệt, luân phiên hai năm một lần.
Kidz Search cho biết, ngay từ thời Hy Lạp cổ đại, vòng nguyệt quế (hình móng ngựa hoặc hình tròn) đã được dùng để trao cho người chiến thắng tại Olympic, hoặc một số cuộc thi thơ ca. Hoàng đế La Mã cũng thường xuất hiện với hình ảnh đội vòng nguyệt quế.
Câu nói “ngủ quên trên vòng nguyệt quế” ám chỉ việc một người ỷ lại vào thành tích trong quá khứ và không cố gắng cho hiện tại. Ngày nay, ở một số nơi, vòng nguyệt quế được trao cho sinh viên đại học khi hoàn thành các dự án lớn ngay trước khi tốt nghiệp.
Câu 2: Thành phố nào lớn nhất Hy Lạp?