Trong tự nhiên, quá trình này có thể kéo dài hàng giờ liền, nhưng Steinworth đã sử dụng chế độ tua nhanh (timelapse) để rút ngắn video xuống còn 16 giây, giúp người xem quan sát con sam 1 - 2 năm tuổi ngọ nguậy chui ra khỏi lớp vỏ cũ.
Sam biển và những động vật chân khớp khác được bảo vệ bởi bộ xương ngoài cấu tạo từ một loại polymer chuỗi dài gọi là chitin. Khi chúng trưởng thành, lớp vỏ chitin trở lên chật chội, buộc chúng phải tìm cách thoát ra để tiếp tục phát triển.
Tới năm 9 - 10 tuổi, sam biển mới trưởng thành và giao phối thuần thục. Chúng sẽ phải lột xác khoảng 18 lần trước khi đạt kích thước bề ngang 30 cm. 6 lần lột xác trong số đó rơi vào năm đầu đời do sam biển lớn rất nhanh trong thời gian này. Sam biển càng trở nên lớn hơn, thời gian giữa các lần lột xác càng lâu hơn.
Từ lúc sam biển chui ra qua vết nứt ở giữa đầu tới khi bò đi xa với lớp vỏ mới có thể mất 24 giờ. Sau khi sam biển trưởng thành, loài giáp xác này sẽ không lột xác nữa. Chúng có thể sống khoảng 20 năm trong tự nhiên.
An Khang (Theo Science Alert)