
Nhìn bằng mắt thường, OLED cho màu sắc rực, sống động hơn. Thể hiện màu vàng và đỏ chính xác với ảnh gốc, nhưng màu trắng bị ngả xanh. Trong khi đó, ở QLED, màu xanh lá và màu trắng đúng hơn.

Khi xem phim hay các nội dung phỏng cảnh, OLED cho hình ảnh ấn tượng hơn, có độ nổi khối rõ ràng nhờ độ tương phản cao hơn. Sự khác biệt có thể thấy ở vùng góc dưới bên trái ở phần nền đường tối màu. Các nếp gấp trên áo trắng của nhân vật cũng được thể hiện rõ ràng hơn trên màn hình TV OLED so với mẫu QLED.

Góc nhìn
Màn hình cong cùng với việc sử dụng công nghệ nâng cấp từ LCD LED truyền thống khiến cho màn hình chấm lượng tử thể hiện góc nhìn hẹp hơn nhiều so với OLED. Với độ nghiêng khoảng 40 độ so với màn hình, màu sắc trên màn hình QLED đã nhợt nhạt đi nhiều, trong khi mẫu mẫu OLED gần như không thay đổi.
QLED cho thấy ưu điểm độ sáng màn hình cao, dải màu hiển thị rộng nhưng vẫn còn gặp phải những hạn chế như công nghệ LCD LED truyền thống về góc nhìn, độ sâu đen.