Plasma phát ra trong khoảng 10 phút trên bề mặt Mặt Trời.
Plasma sôi trên bề mặt, những điểm sáng của khối plasma nằm ở gốc từ trường Mặt Trời chiếm vị trí trung tâm trong các hình ảnh đầu tiên gửi về từ kính viễn vọng mới. Những bức ảnh này là góc nhìn toàn cảnh một vùng rộng khoảng 36.500 km.
Kính thiên văn Daniel K. Inouye có chiều rộng 4 mét vận hành bởi Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ được xây dựng trên đảo Maui giúp các nhà nghiên cứu theo dõi các hoạt động của Mặt Trời. Những hình ảnh đầu tiên chụp được loại ánh sáng chỉ cách bề mặt Mặt Trời 30 km, gần hơn nhiều so với những loại kính viễn vọng khác.
"Hiện tại, chúng tôi đã nhìn thấy những chi tiết nhỏ nhất về hành tinh lớn nhất trong Hệ mặt trời", Giám đốc kính viễn vọng Inouye Thomas Rimmele cho biết.
Bao phủ một khu vực rộng 36.500 km - gần gấp ba lần đường kính Trái Đất, những hình ảnh cho thấy các bong bóng plasma sủi lên từ bên dưới. Trong các khoảng tối giữa các khối bong bóng, nhiều cụm điểm sáng xuất hiện ở gốc từ trường kéo dài ra ngoài không gian.Kính viễn vọng này được chế tạo để hỗ trợ nghiên cứu các cấu trúc từ tính của Mặt Trời, từ đó có thể giải thích lý do bầu khí quyển bên ngoài Mặt Trời lại nóng hơn hàng triệu độ so với bề mặt. Điều này có ảnh hưởng lớn đến thời tiết trên Trái Đất.
Đài quan sát đang xây dựng trên đỉnh Haleakala, là một ngọn núi lửa đồ sộ hình thành nên hơn 75% hòn đảo Hawaii Maui, địa điểm thích hợp để quan sát Mặt Trời. Các hoạt động khoa học của trung tâm sẽ bắt đầu vào tháng 7 với bộ ba thiết bị quan sát mới, trong đó có tàu thăm dò Parker Solar của NASA đang bay vòng quanh ngày càng gần hơn với Mặt Trời. Ngoài ra còn có tàu vũ trụ của ESA, dự kiến ra mắt vào tháng 2 với quỹ đạo bay qua cực Bắc và Nam của Mặt Trời.
An Phạm (Theo Sciencenews)