Dưới đây là phương pháp học và các lưu ý để học viên có thể nhanh chóng chinh phục phần thi quan trọng như PTE Read Aloud, theo cô Amy, giáo viên tại PTE Helper.
Tiêu chí đánh giá PTE Read Aloud
Trong quá trình ôn luyện, tiêu chí đánh giá là điều đầu tiên mà người học cần nắm, bởi điều này giúp xác định đâu là giới hạn cần đạt. Với PTE Read Aloud, điểm thi sẽ được đánh giá dựa trên ba tiêu chí, bao gồm nội dung (content), phát âm (pronunciation) và độ trôi chảy (oral fluency). Trong đó, với mỗi tiêu chí sẽ cần đạt các yêu cầu như sau:
Phát âm: không cần phát âm hoàn hảo như người bản địa. Tuy nhiên các âm cần rõ chữ, dễ hiểu và không quá khác so với bản đọc chuẩn.
Độ trôi chảy: cần đảm bảo sự mượt mà khi chuyển giữa các chữ, chia cụm và lấy hơi hợp lý, tránh ngập ngừng quá nhiều khi nói.
Nội dung: cần đọc chính xác các thông tin trong đề bài đã cho.
Bảng theo dõi sự tiến bộ
Sự tiến bộ trong học tập phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nền tảng tiếng Anh ban đầu, thời gian ôn luyện và tốc độ cải thiện các lỗi. Vì vậy, dù đã luyện tập lâu, nhiều người vẫn có thể gặp phải tình trạng không tiến bộ hoặc máy không nhận diện được các từ đơn giản.
Việc xây dựng một bảng theo dõi tiến bộ hàng ngày là cách hiệu quả để không rơi vào tâm lý chán nản và mất định hướng. Dưới đây là bảng theo dõi mà PTE Helper đã áp dụng thành công cho hàng chục nghìn học viên.
Câu Read Aloud | Điểm lần 1 |
Điểm lần 2 |
Điểm lần 3 |
Lỗi phát âm |
Lỗi độ trôi chảy |
Lỗi nội dung |
Từ biết nhưng phát âm sai? | Đọc giật? | Đọc thêm từ? | ||||
Từ phát âm đúng nhưng máy không bắt được? | Chia cụm chưa phù hợp? | Đọc bỏ bớt từ? | ||||
... | ... | ... |
Phương pháp luyện tập Read Aloud
Ms. Amy cho biết, mỗi nhóm học viên sẽ có khởi đầu tiếng Anh khác nhau, do đó việc luyện tập theo phương pháp phù hợp sẽ giúp học viên nhanh đạt hiệu quả hơn. Với gần 10 năm đào tạo PTE, trung tâm PTE Helper đã ứng dụng thành công hai phương pháp học Read Aloud hiệu quả cho hàng chục nghìn học viên:
Cách 1: dành cho các bạn đã có sẵn vốn từ và kỹ năng tiếng Anh ở mức khá.
Ở giai đoạn đầu, người học nên tập trung luyện độ trôi chảy trước và không quan tâm đến phát âm. Sau khi đã đọc trôi chảy, học viên có thể chỉnh lại phát âm của mình.
Phương pháp này giúp học viên nhanh chóng chinh phục được kỹ năng đọc trôi chảy, yếu tố quan trọng trong Read Aloud. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là dễ khiến học viên hình thành thói quen đọc lướt âm, bỏ âm. Do đó, khi luyện tập, bạn cần cẩn thận để ý không vướng vào các thói quen này.
Cách 2: phù hợp với hầu hết các nhóm học viên và cũng là cách luyện tập an toàn hơn.
Tập trung học cách phát âm chuẩn trước. Đồng thời học song song cách chia cụm lấy hơi để duy trì được nhịp đọc đều và liên tiếp. Sau khi đã quen, bạn học sẽ tăng dần tốc độ lên.
Khi luyện theo phương pháp này, học viên sẽ tạo được phản xạ phân tích mặt chữ, đảm bảo phát âm và nội dung chính xác cao, đồng thời có thể cải thiện độ trôi chảy từ từ mà không cần quá gấp. Nhược điểm của phương pháp là học viên cần kiên trì và kỷ luật với kế hoạch học phù hợp.
Cách luyện tập chi tiết với phương pháp thứ hai gồm hai bước. Bước đầu, hãy đọc với tốc độ chậm. Chú ý chia cụm từ để lấy hơi và giữ hơi thở mượt mà trong mỗi cụm. Đối với những từ khó hoặc dài, bạn có thể giảm tốc độ đọc, nhưng không ngắt hơi thở nếu từ đó vẫn trong cùng cụm. Khi còn ba giây cuối, quay lại đọc hai, ba từ đầu của đoạn văn để chuẩn bị lấy hơi khi nghe tiếng "bíp".
Bước hai là ngay khi nghe tiếng "bíp" và lấy hơi, hãy đọc văn bản với tốc độ và âm lượng tương tự như khi đọc thử, nhớ chia cụm từ để duy trì hơi thở ổn định.
Lưu ý, với tốc độ này, có thể học viên sẽ chưa đọc xong toàn bộ đoạn văn. Nhưng như đã đề cập, trong giai đoạn đầu này, chúng ta sẽ tập trung vào phản xạ với từ khóa từ tốc độ chậm, sau đó mới dần dần tăng tốc.
Bước ba là nhấn nút check để xem kết quả bài đọc và phân tích các lỗi sai để điều chỉnh. Bước này theo Ms Amy là rất quan trọng.
Lưu ý trong quá trình luyện tập
Dù bắt đầu với phương pháp một hay hai, hoặc phân bổ thời gian để luyện tập cả hai cùng lúc, điều quan trọng nhất là phải biết "mỗi lúc một việc". Hãy chọn một lỗi cụ thể mà bạn mắc phải trong số các lỗi đã đề cập và tập trung khắc phục lỗi đó trong một khoảng thời gian nhất định. Không nên kỳ vọng giải quyết hết tất cả các lỗi chỉ trong một, hai tuần luyện tập.
Tuy nhiên, nếu bạn không có khả năng tự đánh giá bản thân, bạn sẽ gặp khó khăn về thời gian và đối mặt với nhiều rủi ro khi tự học. Trong trường hợp này, bạn nên tìm đến sự hỗ trợ từ chuyên gia. Giáo viên có thể nhận diện và sửa lỗi chính xác, đồng thời đưa ra các phương pháp khắc phục cá nhân hóa phù hợp với từng học viên và từng mục tiêu điểm khác nhau.
Thế Đan