Tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại gồm 3 tập với thứ tự là: âm-chữ, vần và tự học. Sách hướng dẫn học sinh đánh vần trên cơ sở phân tích cấu trúc ngữ âm của tiếng Việt, có phân biệt rạch ròi âm với chữ, ví dụ âm /cờ/ và chữ c, k, q...
Ai không hiểu thì hỏi? Học phải hỏi? Hỏi rồi sẽ được giải thích rồi sẽ hiểu, nếu chưa hiểu thì hỏi lại. Vậy mà có nhiều người cứ thích phê phán người khác, thay vì hỏi và lắng nghe.
Học chữ là học quy ước chữ và âm, cách học này thông minh ở chỗ là giúp học sinh đi theo con đường của các nhà ngữ âm học khi bị lạc vào một khu vực nào đó mà không hiểu gì về quy ước ngôn ngữ của người nơi đây. Từ đó lắng nghe cách họ nói, cách họ phát âm để chia các từ ấy ra thành các âm, các âm lại tiếp tục chia đến lúc không thể chia được nữa thì dùng kí hiệu chữ cái ghi chính âm ấy lại.
Quy ước này tạo thành quan hệ chữ cái và âm tiết. Ban đầu chỉ là dùng hình vuông, hình tròn, tam giác để quy ước âm thanh ấy sau dần thì hình thành chữ cái và âm. Khi nắm được nguyên lý phân tích âm này thì dù sau này nghe thêm bao nhiêu từ mới không hiểu gì, hay nghe tiếng đàn, tiếng trống, nghe ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp, rồi cả tiếng động vật cũng có thể sử dụng quy ước âm-chữ cái để phân tích âm và ghi lại bằng tiếng Việt của mình.
Không ai cấm mọi người thắc mắc, không ai cấm mọi người hỏi chỉ là hỏi sao cho văn minh, hỏi sao cho người được hỏi họ vui vẻ trả lời với bạn, đừng hỏi rồi để họ quay mặt bỏ đi.
Đừng ném đá khi chính bản thân mình chưa hiểu hết vấn đề. Cha mẹ không hiểu, không được học đừng cấm con tiếp xúc với cái mới. Nếu cứ a dua nhau mà phê phán, ném đá cái mới bằng sự thiếu hiểu biết và thái độ không cầu tiến của mình thì còn ai dám, ai tự tin nghiên cứu và đổi mới sáng tạo nữa.
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.