Bức "Thiếu nữ Sài Gòn" của nhiếp ảnh gia John Thomson, in trên giấy bạch đản (loại giấy sử dụng hợp chất có trong lòng trắng trứng, giúp bề mặt bóng loáng, thường được dùng để in ảnh vào cuối thế kỷ 19) - một trong những tấm ảnh đầu tiên được chụp ở Việt Nam, vào khoảng năm 1867 - 1868. Áo dài năm thân được phái nữ ưa chuộng vào thế kỷ 19. Trang phục gồm hai khổ vải được may nối nhau thành thân trước theo phong cách kín đáo. Bốn thân áo bên ngoài tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu: cha mẹ mình và cha mẹ người thương, thân áo thứ năm đại diện cho người mặc. Áo luôn có năm cúc, thể hiện đạo lý làm người: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Bức hình được giới thiệu trong cuốn "Buổi đầu nhiếp ảnh Việt Nam" của Terry Bennett (Phương Nam Book phát hành vào tháng 6), giới thiệu tư liệu về ngành nhiếp ảnh trong nước từ năm 1840 - khi máy ảnh lần đầu xuất hiện ở Việt Nam - đến năm 1950.Một phụ nữ người Mán ở bản Pa Kha, tỉnh Sơn La trước ống kính một nhiếp ảnh gia khuyết danh. Ảnh chụp vào khoảng năm 1925, in trên giấy tráng bạc.Một phụ nữ có chồng người Mán, Lào Cai, khoảng năm 1925, ảnh in trên giấy tráng bạc, người chụp khuyết danh.Cặp vợ chồng già được nhiếp ảnh gia Aurélien Pestel chụp vào khoảng năm 1890.Trẻ em Việt Nam thập niên cuối thế kỷ 19 qua ống kính của Aurélien Pestel.Bức "Gia đình Việt Nam", khoảng năm 1890 của nhiếp ảnh gia Aurélien Pestel được giới thiệu trong chương bốn của sách - "Các hiệu ảnh thương mại (những năm 1880 - 1890)".Bức "Đứa bé trong nôi" được chụp dạng ảnh hộp khoảng năm 1922 bởi tiệm ảnh "Namky-Photo" (Bắc Ninh).Chuyến thăm của Hoàng thái hậu Từ Cung ở Thanh Hóa năm 1935 qua ống kính Nghiêm Xuân Thức. Trong sách, ngoài giới thiệu sự nghiệp của các nhiếp ảnh gia người Pháp và các nước khác tại Việt Nam, tác giả liệt kê một số hình cùng tên tuổi những người Việt tham gia vào buổi đầu sơ khai của nhiếp ảnh.Sách còn giới thiệu các tư liệu hiếm về ảnh phong cảnh, như khoảnh khắc người dân vùng ven Sài Gòn đánh bắt cá những năm 1920 của Fernand Nadal.Một góc Bắc Ninh những năm 1884-1885, do nhiếp ảnh gia Charles-Édouard Hocquard (1853-1911) thực hiện. Terry Bennett cho biết: "Cuốn sách chưa là một pho sử đầy đủ về nhiếp ảnh ở Việt Nam. Dù vậy, nó có thể cung cấp phác thảo ban đầu, một tấm bản đồ sơ khởi, ghi chép lại các cung đường nơi nhiều dấu chân đã đi qua". Tam Kỳ (ảnh: Phương Nam Book)Hà Nội 50 năm trước qua ống kính người Đức