Cách đây hơn một năm, chị Nguyễn Thị Thu Hường, Thạc sĩ Sinh học với hơn 10 năm làm việc tại Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và các tập đoàn đa quốc gia trong nước, băn khoăn giữa nhiều lựa chọn khi vừa muốn con được trải nghiệm môi trường làm việc quốc tế và phát triển kỹ năng Tiếng Anh nhưng đồng thời không muốn con bị "sốc văn hóa ngược" khi quay trở lại làm việc tại Việt Nam. Sau quá trình tìm hiểu, chị Hường và con gái quyết định chọn đại học RMIT bởi môi trường giáo dục quốc tế chuẩn Australia tại Việt Nam, chương trình học phù hợp và có cơ hội du học trao đổi tại Melbourne (bang Victoria, Australia).

Tọa đàm "Đại học - Đầu tư sao cho đáng?" của Đại học RMIT Việt Nam diễn ra vào ngày 7/7.
Quyết định chọn trường của hai mẹ con chị Hường thời điểm đó không tránh khỏi những cái nhìn định kiến khi RMIT thường bị gắn mác "trường dành cho con nhà giàu học kém". Biết tin con gái vào RMIT, ba của Thiện Mỹ tiếc nuối vì: "Theo học trường chuyên 7 năm chỉ để vào RMIT sao". Nhưng Thiện Mỹ đã thuyết phục ba bằng thành tích học tập và thái độ tích cực. Chỉ trong năm đầu đại học, Thiện Mỹ đã rèn được tác phong độc lập trong cả việc học lẫn sinh hoạt đời thường. Cô tham gia câu lạc bộ Đại sứ của trường và trở thành sinh viên năm nhất duy nhất trúng tuyển vào làm việc tại ban Kinh tế chính phủ cùng một số sinh viên năm cuối ở các trường đại học khác.
Tương tự câu chuyện của mẹ con chị Hường, anh Vũ Đăng Anh Minh, Giám đốc Đào tạo, tập đoàn Vingroup, cựu sinh viên đại học RMIT Việt Nam cũng từng băn khoăn về ngôi trường quốc tế mình chọn, thay vì du học.
Sau khi ra trường cũng bươn chải và phải rất cố gắng để tìm kiếm cơ hội, con đường đến thành công cũng chẳng dễ dàng. Khoảng thời gian mới ra trường, anh nhận việc ở nhà máy Samsung tại Bắc Ninh và ngày nào cũng làm việc từ 6h30 đến 20h. Bây giờ khi đã là Giám đốc đào tạo Ban nhân sự của tập đoàn Vingroup, anh nhìn lại và coi đó là bước đệm cần thiết để học hỏi và trải nghiệm cuộc đời.
"Sau khi tốt nghiệp, sinh viên RMIT cũng được đánh giá công bằng dựa trên năng lực như sinh viên các trường khác, không có sự ưu ái nào", anh Minh chia sẻ thêm.
Tuy nhiên, theo anh Minh, những kỹ năng mềm khi theo học ở trường như chương trình "Hoàn thiện kỹ năng cá nhân" của RMIT giúp trang bị cho anh bộ kỹ năng gồm tư duy sáng tạo, giao tiếp tự tin, làm việc trong môi trường đa văn hóa, hoạch định sự nghiệp và sử dụng công nghệ số. Bên cạnh đớ, anh cũng trải nghiệm môi trường làm việc thực tiễn, tham gia nhiều kỳ thực tập cho nhiều đối tác của RMIT. Sau khi ra trường, anh Minh có đầy đủ những kỹ năng cần thiết, đáp ứng được tiêu chuẩn của các nhà tuyển dụng và có được nhiều thành công trong công việc.

Sinh viên RMIT được đào tạo sâu về chuyên môn đồng thời phát triển những kỹ năng mềm thiết yếu.
Cựu sinh viên RMIT chia sẻ các công ty hiện nay đều yêu cầu ứng viên ngoài kiến thức chuyên môn cần am hiểu văn hóa và cách hành xử đúng mực, sinh viên các trường quốc tế thường đáp ứng tốt cả hai yêu cầu này.
Một ưu điểm nữa của trường đại học quốc tế đó là giáo trình chuyên môn được soạn thảo công phu. Chị Nguyễn Thanh Trâm, Luật sư tại công ty Vision & Associates, phụ huynh có con theo học năm nhất đại học RMIT bất ngờ khi xem cuốn giáo trình Luật thương mại. "Tôi thấy những kiến thức mình mất 5 năm ngồi trên giảng đường cộng với nhiều năm đi làm mới đúc kết ra cách tiếp cận đều có. Nếu trước đây tôi cũng được học như vậy thì đã tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều".
Nha Trang