Hàng năm vào ngày mồng 8 tháng Giêng, dân làng Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) tổ chức lễ hội "Đúc Bụt” tại đình làng. Sau hơn 2 tiếng làm lễ tế, chủ tế đốt lá sớ và công bố phần hội.
Tương truyền lễ hội “Đúc Bụt” là một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian, nhằm ôn lại quá trình chiêu mộ nghĩa sĩ, tập hợp lực lượng, rèn đúc vũ khí của Ngọc Kinh công chúa, một nữ tướng của Hai Bà Trưng. Để tưởng nhớ công lao, nhân dân Phù Liễn đã lập Đền thờ Bà và hàng năm tổ chức lễ hội diễn lại các tích trò xưa, trong đó có tích trò “Đúc Bụt”.
Hàng năm vào ngày mồng 8 tháng Giêng, dân làng Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) tổ chức lễ hội "Đúc Bụt” tại đình làng. Sau hơn 2 tiếng làm lễ tế, chủ tế đốt lá sớ và công bố phần hội.
Tương truyền lễ hội “Đúc Bụt” là một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian, nhằm ôn lại quá trình chiêu mộ nghĩa sĩ, tập hợp lực lượng, rèn đúc vũ khí của Ngọc Kinh công chúa, một nữ tướng của Hai Bà Trưng. Để tưởng nhớ công lao, nhân dân Phù Liễn đã lập Đền thờ Bà và hàng năm tổ chức lễ hội diễn lại các tích trò xưa, trong đó có tích trò “Đúc Bụt”.
Ba thanh niên (còn gọi là trai đinh) được tuyển chọn vào vai Bụt là những người khỏe mạnh, chưa có vợ, sống lành mạnh và tuổi dưới 20. Sau khi làm lễ, các “Bụt sống” được người dân đưa đi tắm ở giếng làng, rồi đưa ra đồng để trát bùn khắp người, bắt đầu hóa thân thành Bụt.
Ba thanh niên (còn gọi là trai đinh) được tuyển chọn vào vai Bụt là những người khỏe mạnh, chưa có vợ, sống lành mạnh và tuổi dưới 20. Sau khi làm lễ, các “Bụt sống” được người dân đưa đi tắm ở giếng làng, rồi đưa ra đồng để trát bùn khắp người, bắt đầu hóa thân thành Bụt.
Ba chiếc chiếu thắt nơ đỏ được chuẩn bị cho buổi lễ.
Các thanh niên được đưa ra giếng làng để tắm, với ý nghĩa sạch sẽ khi hoá thành Bụt.
Các "Bụt sống" được trát bùn lên cơ thể, sau đó đội khăn trên đầu.
“Bụt sống” được quấn trong chiếu, trên đầu của chiếu nằm ở giữa quấn thêm bó mạ non thể hiện ước mơ về một năm mưa thuận, gió hòa, khát khao sinh sôi, nảy nở.
“Bụt sống” được quấn trong chiếu, trên đầu của chiếu nằm ở giữa quấn thêm bó mạ non thể hiện ước mơ về một năm mưa thuận, gió hòa, khát khao sinh sôi, nảy nở.
Sau khi đưa ba "Bụt" về đền, cụ Từ sẽ ra hiệu lệnh để dân làng đập tan chiếc niêu đất, 3 người vào vai Bụt sẽ thoát ra ngoài để người dân cướp chiếu. Phần tranh cướp thụ lộc bắt đầu.
Sau khi đưa ba "Bụt" về đền, cụ Từ sẽ ra hiệu lệnh để dân làng đập tan chiếc niêu đất, 3 người vào vai Bụt sẽ thoát ra ngoài để người dân cướp chiếu. Phần tranh cướp thụ lộc bắt đầu.
Hàng trăm người lao vào cướp manh chiếu trong khoảng từ 20 đến 30 phút.
"Chiếc chiếu giữa luôn được thanh niên khoẻ mạnh tranh giành dữ dội nhất bởi theo quan niệm từ xa xưa, nếu ai lấy được manh chiếu này sẽ sinh quý tử", ông Nguyễn Văn Ấn, Phó ban di tích thôn Phù Liễn chia sẻ.
"Chiếc chiếu giữa luôn được thanh niên khoẻ mạnh tranh giành dữ dội nhất bởi theo quan niệm từ xa xưa, nếu ai lấy được manh chiếu này sẽ sinh quý tử", ông Nguyễn Văn Ấn, Phó ban di tích thôn Phù Liễn chia sẻ.
Có người ngậm manh chiếu trên miệng nhưng vẫn không thể thoát ra khỏi biển người đang tranh cướp.
"Những manh chiếu cói cướp được từ ba chiếc chiếu cho dù dính bùn đất cũng phải giữ nguyên, mang về để dưới gối trên đầu giường, sau đó gia đình làm lễ tạ", bà Hoa 64 tuổi, ở đội 11 nói.
"Những manh chiếu cói cướp được từ ba chiếc chiếu cho dù dính bùn đất cũng phải giữ nguyên, mang về để dưới gối trên đầu giường, sau đó gia đình làm lễ tạ", bà Hoa 64 tuổi, ở đội 11 nói.
"Tôi vượt gần 100 km để đến lễ hội, gia đình đã có một con trai lớn. Lần đầu tiên nghe đến lễ hội nên cố cướp lấy vài manh chiếu để hy vọng năm nay có thêm con", chị Dương Thị Xuân, ở Tuyên Quang cho biết.
"Tôi vượt gần 100 km để đến lễ hội, gia đình đã có một con trai lớn. Lần đầu tiên nghe đến lễ hội nên cố cướp lấy vài manh chiếu để hy vọng năm nay có thêm con", chị Dương Thị Xuân, ở Tuyên Quang cho biết.
Ngọc Thành