Sáng 12/10, đoạn đê thuộc tuyến đê Bùi 2 của huyện Chương Mỹ (Hà Nội) bị vỡ khiến nước sông Bùi ào ạt đổ vào, nhiều nhà dân ngập sâu, có nơi tới 3m.
Sông Bùi bắt nguồn từ Lương Sơn (Hòa Bình), chảy qua nhiều huyện ở Hòa Bình, Hà Nội rồi hợp lưu với sông Đáy tại xã Phúc Lâm, huyện Chương Mỹ.
Sáng 12/10, đoạn đê thuộc tuyến đê Bùi 2 của huyện Chương Mỹ (Hà Nội) bị vỡ khiến nước sông Bùi ào ạt đổ vào, nhiều nhà dân ngập sâu, có nơi tới 3m.
Sông Bùi bắt nguồn từ Lương Sơn (Hòa Bình), chảy qua nhiều huyện ở Hòa Bình, Hà Nội rồi hợp lưu với sông Đáy tại xã Phúc Lâm, huyện Chương Mỹ.
Đê bao Bùi 2 bảo vệ ba xã Hoàng Văn Thụ, Tân Tiến, Nam Phương Tiến, khi đê vỡ toàn xã Nam Phương Tiến có 10 thôn thì 4 thôn ngập sâu. Năm 2008, đê này từng bị vỡ hai điểm, nước tràn vào, 45 ngày sau mới rút.
Đê bao Bùi 2 bảo vệ ba xã Hoàng Văn Thụ, Tân Tiến, Nam Phương Tiến, khi đê vỡ toàn xã Nam Phương Tiến có 10 thôn thì 4 thôn ngập sâu. Năm 2008, đê này từng bị vỡ hai điểm, nước tràn vào, 45 ngày sau mới rút.
Ông Nguyễn Chiến Thắng (Phó chủ tịch xã Nam Phương Tiến) cho biết: "Khu vực này là trũng nhất, mưa lũ ở sông suối và đồi núi chảy về khiến mực nước tăng cao. Hiện 900 hộ dân với 4.600 nhân khẩu vẫn bị cô lập. Nước vẫn đang dâng, có thể ít nhất 40 ngày nữa mới rút".
Ông Nguyễn Chiến Thắng (Phó chủ tịch xã Nam Phương Tiến) cho biết: "Khu vực này là trũng nhất, mưa lũ ở sông suối và đồi núi chảy về khiến mực nước tăng cao. Hiện 900 hộ dân với 4.600 nhân khẩu vẫn bị cô lập. Nước vẫn đang dâng, có thể ít nhất 40 ngày nữa mới rút".
Ước tính 75 ha thủy sản và 200 ha hoa màu đang chìm trong biển nước. Đến 17h ngày 13/7, các thôn Nhân Lý, Hạnh Bồ, một phần thôn Nam Hải và thôn Hạnh Côn vẫn ngập sâu.
Ước tính 75 ha thủy sản và 200 ha hoa màu đang chìm trong biển nước. Đến 17h ngày 13/7, các thôn Nhân Lý, Hạnh Bồ, một phần thôn Nam Hải và thôn Hạnh Côn vẫn ngập sâu.
Nhiều gia đình làm phao tự chế để di chuyển trẻ nhỏ và đồ đạc đến nơi khô ráo.
Nến cùng 600 thùng nước và 400 thùng mì tôm được UBND xã cấp phát miễn phí cho người dân.
Nhiều lượt cano chở theo hàng chục thùng nước sạch được ưu tiên đưa tới các hộ dân bị ngập sâu.
Đường bê tông liên xóm, liên xã nước ngập 70-80 cm, người dân chỉ còn cách chèo thuyền di chuyển.
"Nước lên cao, vịt trong trang trại bơi ra ngoài, gia đình tôi nuôi hơn 1.000 con một tháng tuổi nhưng giờ chỉ thu gom được gần 100 con", ông Nguyễn Văn Chắc, thôn Nam Hài (Nam Phương Tiến) cho biết.
"Nước lên cao, vịt trong trang trại bơi ra ngoài, gia đình tôi nuôi hơn 1.000 con một tháng tuổi nhưng giờ chỉ thu gom được gần 100 con", ông Nguyễn Văn Chắc, thôn Nam Hài (Nam Phương Tiến) cho biết.
Các điểm cao, gốc cây trong xóm là nơi tá túc của bầy ngan, vịt, gà.
Gia đình ông Nguyễn Tự Đại, xóm Chùa (thôn Nam Hải) nuôi hơn 50 con lợn. Hai ngày nay nước ngập sâu 50cm, diện tích đất hạn chế, ông không thể di chuyển lợn lên cao hơn đành mở cửa chuồng để lợn "tự do".
Ông cho biết, nếu nước lên thêm 50cm nữa sẽ di chuyển đàn lợn lên sân nhà để tránh bị chết đuối.
Gia đình ông Nguyễn Tự Đại, xóm Chùa (thôn Nam Hải) nuôi hơn 50 con lợn. Hai ngày nay nước ngập sâu 50cm, diện tích đất hạn chế, ông không thể di chuyển lợn lên cao hơn đành mở cửa chuồng để lợn "tự do".
Ông cho biết, nếu nước lên thêm 50cm nữa sẽ di chuyển đàn lợn lên sân nhà để tránh bị chết đuối.
"Nhà cách sông hơn 300 m, ngay khi có biểu hiện nước dâng, gia đình đã chuyển đổ đạc lên cao. Vật nuôi không chạy kịp, bị thiệt hại mất mấy trăm con gà", chị Ngô Thị Hà, xóm 6 Tân Tiến vừa kê cao chiếc giường vừa nói.
"Nhà cách sông hơn 300 m, ngay khi có biểu hiện nước dâng, gia đình đã chuyển đổ đạc lên cao. Vật nuôi không chạy kịp, bị thiệt hại mất mấy trăm con gà", chị Ngô Thị Hà, xóm 6 Tân Tiến vừa kê cao chiếc giường vừa nói.
Xe công nông được tận dụng để đưa đón người dân cần di chuyển. Lương thực thực phẩm, nước sạch đang thiếu lúc này.
Xe công nông được tận dụng để đưa đón người dân cần di chuyển. Lương thực thực phẩm, nước sạch đang thiếu lúc này.
Ngọc Thành