Cảnh sát bảo vệ khu vực chém lợn. Video: Nguyễn Bắc
Hội chém lợn làng Ném Thượng (phường Khắc Niệm, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) diễn ra vào mùng 6 Tết. Màn múa lân sư rồng báo hiệu sắp tới lễ hội quan trọng bậc nhất của làng.
Hội chém lợn làng Ném Thượng (phường Khắc Niệm, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) diễn ra vào mùng 6 Tết. Màn múa lân sư rồng báo hiệu sắp tới lễ hội quan trọng bậc nhất của làng.
Lễ hội có từ hơn 800 năm trước nhằm tưởng nhớ thành hoàng làng - tướng quân Đoàn Thượng, người chém lợn nuôi quân. Trước khi diễn ra lễ rước lợn lúc 10h, các bô lão thắp hương báo cáo tổ tiên.
Lễ hội có từ hơn 800 năm trước nhằm tưởng nhớ thành hoàng làng - tướng quân Đoàn Thượng, người chém lợn nuôi quân. Trước khi diễn ra lễ rước lợn lúc 10h, các bô lão thắp hương báo cáo tổ tiên.
Đoàn rước gồm đội múa lân rồng, đội bê lễ, kiệu tướng quân, hai con lợn trong hai chiếc xe được phủ vải đỏ.
Đoàn rước gồm đội múa lân rồng, đội bê lễ, kiệu tướng quân, hai con lợn trong hai chiếc xe được phủ vải đỏ.
Mỗi “ông ỉn” được lựa chọn kỹ càng từ rằm Trung thu, sau đó giao cho hai hộ dân nuôi dưỡng. Lợn được nuôi trong điều kiện tốt nhất, tắm nước lá nếp, trang điểm bằng son trước khi vào buổi rước.
Mỗi “ông ỉn” được lựa chọn kỹ càng từ rằm Trung thu, sau đó giao cho hai hộ dân nuôi dưỡng. Lợn được nuôi trong điều kiện tốt nhất, tắm nước lá nếp, trang điểm bằng son trước khi vào buổi rước.
Thủ đao (người thực hiện nghi thức chém lợn) mang theo thanh đại đao gỗ bên mình trong buổi rước. Người này được lựa chọn theo tuổi, yêu cầu vợ chồng đủ cặp, gia đình yên ấm, không điều tiếng, không vi phạm quy định của làng và pháp luật.
Thủ đao (người thực hiện nghi thức chém lợn) mang theo thanh đại đao gỗ bên mình trong buổi rước. Người này được lựa chọn theo tuổi, yêu cầu vợ chồng đủ cặp, gia đình yên ấm, không điều tiếng, không vi phạm quy định của làng và pháp luật.
Khi lợn được rước quanh làng, nhiều người đã ra mừng tuổi với hy vọng đem lại may mắn. Trong hành trình khoảng 3km quanh làng, hai “ông ỉn” được ăn bánh quy và uống nước lọc để giữ sức.
Khi lợn được rước quanh làng, nhiều người đã ra mừng tuổi với hy vọng đem lại may mắn. Trong hành trình khoảng 3km quanh làng, hai “ông ỉn” được ăn bánh quy và uống nước lọc để giữ sức.
Suốt hành trình rước kiệu là sự chia lộc nhận lộc và những lời chúc mừng đầu xuân mới.
Gần giờ ngọ, cờ lệnh được phất lên báo hiệu đã đến lúc thực hiện nghi thức chém lợn.
Gia đình chị Trần Thị Phương được giao chăm sóc “ông ỉn” từ khi 30kg đến hơn một tạ. “Chúng tôi coi ông như một thành viên trong gia đình, lo lắng từng bữa khi thời tiết khắc nghiệt. Nay nghĩ đến việc không còn gặp lại nữa, tôi rất buồn”, chị Phương chia sẻ sau khi lau mặt cho “ông ỉn” lần cuối.
Gia đình chị Trần Thị Phương được giao chăm sóc “ông ỉn” từ khi 30kg đến hơn một tạ. “Chúng tôi coi ông như một thành viên trong gia đình, lo lắng từng bữa khi thời tiết khắc nghiệt. Nay nghĩ đến việc không còn gặp lại nữa, tôi rất buồn”, chị Phương chia sẻ sau khi lau mặt cho “ông ỉn” lần cuối.
Hai năm nay, việc chém lợn đã được chuyển vào góc sân đình và quây kín. Trước đó, lợn bị chém giữa sân đình, người dân dùng tiền xoa tiết lợn với hy vọng mang lại may mắn. Việc này nhận được nhiều ý kiến phản đối vì tính chất bạo lực, phản cảm.
Hai năm nay, việc chém lợn đã được chuyển vào góc sân đình và quây kín. Trước đó, lợn bị chém giữa sân đình, người dân dùng tiền xoa tiết lợn với hy vọng mang lại may mắn. Việc này nhận được nhiều ý kiến phản đối vì tính chất bạo lực, phản cảm.
Công an địa phương, cảnh sát giao thông, dân phòng và Ban tổ chức lễ hội đã dựng một hàng rào sắt kiên cố ngăn không cho người dân tiến vào.
Công an địa phương, cảnh sát giao thông, dân phòng và Ban tổ chức lễ hội đã dựng một hàng rào sắt kiên cố ngăn không cho người dân tiến vào.
Hai ông thủ đao phải đưa hai thanh đao dính máu lợn lên cao trong sự bảo vệ nghiêm ngặt để tránh tình trạng người dân xô đẩy dùng tiền chấm tiết cầu may.
Hai ông thủ đao phải đưa hai thanh đao dính máu lợn lên cao trong sự bảo vệ nghiêm ngặt để tránh tình trạng người dân xô đẩy dùng tiền chấm tiết cầu may.
Đỗ Mạnh Cường