Giữa cái nắng gắt tháng 4, trên công trường khu đô thị Thủ Thiêm (quận 2), hàng chục người đổ về tìm phế liệu… bị lẫn trong bùn đất. Họ phần lớn là dân nghèo các tỉnh miền Tây, không có nghề nghiệp ở quê, lên thành phố làm thuê mướn với hy vọng trang trải cho cuộc sống gia đình.
Theo những người làm nghề, công trường trước đây vốn là khu dân cư, trong quá trình san lấp mặt bằng có nhiều loại phế liệu như đồng, sắt... Ngoài ra, sắt thép vụn được vứt bỏ từ các công trình cũng nhiều.
Giữa cái nắng gắt tháng 4, trên công trường khu đô thị Thủ Thiêm (quận 2), hàng chục người đổ về tìm phế liệu… bị lẫn trong bùn đất. Họ phần lớn là dân nghèo các tỉnh miền Tây, không có nghề nghiệp ở quê, lên thành phố làm thuê mướn với hy vọng trang trải cho cuộc sống gia đình.
Theo những người làm nghề, công trường trước đây vốn là khu dân cư, trong quá trình san lấp mặt bằng có nhiều loại phế liệu như đồng, sắt... Ngoài ra, sắt thép vụn được vứt bỏ từ các công trình cũng nhiều.
Sau hơn một giờ đào xới đất và dùng búa tạ đập, anh Thạch Minh (quê Trà Vinh) và đồng nghiệp kiếm được một nắp cống bằng sắt nặng gần 3 kg cùng nhiều thanh sắt gỉ sét. "Trước kia tôi làm phụ hồ nhưng công việc bó bức. Làm nghề này có lúc cực thật nhưng thấy thoải mái, muốn thì nghỉ, kiếm tiền cũng khá hơn", anh Minh nói.
Sau hơn một giờ đào xới đất và dùng búa tạ đập, anh Thạch Minh (quê Trà Vinh) và đồng nghiệp kiếm được một nắp cống bằng sắt nặng gần 3 kg cùng nhiều thanh sắt gỉ sét. "Trước kia tôi làm phụ hồ nhưng công việc bó bức. Làm nghề này có lúc cực thật nhưng thấy thoải mái, muốn thì nghỉ, kiếm tiền cũng khá hơn", anh Minh nói.
Giá sắt phế liệu giờ khoảng 6.000 đồng một kg, nên nếu chăm chỉ làm, ngày mỗi người có thể kiếm từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng. "Nhưng cũng chỉ đủ ăn thôi chứ không có dư", đồng nghiệp anh Minh chia sẻ.
Giá sắt phế liệu giờ khoảng 6.000 đồng một kg, nên nếu chăm chỉ làm, ngày mỗi người có thể kiếm từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng. "Nhưng cũng chỉ đủ ăn thôi chứ không có dư", đồng nghiệp anh Minh chia sẻ.
Bên chiếc máy xúc đang đào xới lòng đất, anh Thạch Thương (31 tuổi) dùng máy dò kim loại để tìm phế liệu. Anh cho biết làm nghề được hơn nửa tháng nay. "Chiếc máy dò này có giá hơn một triệu đồng. Khi nào phát hiện kim loại, nó sẽ kêu lên để mình biết", anh Thương nói.
Bên chiếc máy xúc đang đào xới lòng đất, anh Thạch Thương (31 tuổi) dùng máy dò kim loại để tìm phế liệu. Anh cho biết làm nghề được hơn nửa tháng nay. "Chiếc máy dò này có giá hơn một triệu đồng. Khi nào phát hiện kim loại, nó sẽ kêu lên để mình biết", anh Thương nói.
"Làm nghề này không dễ ngon ăn vì sơ sẩy là bị sắt, thép trong bùn đất chọc vào chân tay, dễ bị nhiễm trùng như chơi", anh Thương cho biết.
"Làm nghề này không dễ ngon ăn vì sơ sẩy là bị sắt, thép trong bùn đất chọc vào chân tay, dễ bị nhiễm trùng như chơi", anh Thương cho biết.
Vợ chồng anh Thạch Lương cùng đập đất cát bám trong những thanh sắt nhặt được. Mỗi ngày, hai vợ chồng anh cùng làm có thể kiếm được 100 kg, thậm chí 300 kg phế liệu, đủ nuôi gia đình 6 người.
Vợ chồng anh Thạch Lương cùng đập đất cát bám trong những thanh sắt nhặt được. Mỗi ngày, hai vợ chồng anh cùng làm có thể kiếm được 100 kg, thậm chí 300 kg phế liệu, đủ nuôi gia đình 6 người.
Vừa tìm phế liệu kim loại, vợ chồng ông Nguyễn Hữu Bình tranh thủ nhặt những tấm lưới ở công trường xây dựng. "Thấy tấm lưới còn tốt nên hai vợ chồng tui lấy về quây lưới nuôi vịt, kiếm thêm thu nhập cho gia đình", ông Bình tươi cười nói.
Vừa tìm phế liệu kim loại, vợ chồng ông Nguyễn Hữu Bình tranh thủ nhặt những tấm lưới ở công trường xây dựng. "Thấy tấm lưới còn tốt nên hai vợ chồng tui lấy về quây lưới nuôi vịt, kiếm thêm thu nhập cho gia đình", ông Bình tươi cười nói.
Khi gần tối, những người lao động tất bật chuẩn bị sắp xếp phế liệu lên xe để đem bán cho các kho phế liệu ở quận 2.
Khi gần tối, những người lao động tất bật chuẩn bị sắp xếp phế liệu lên xe để đem bán cho các kho phế liệu ở quận 2.
Thạch Thị Thanh (12 tuổi, quê Trà Vinh) theo cha mẹ mót phế liệu suốt hai năm nay. Thanh cho biết gia đình có 4 anh em, đều chưa được học chữ.
Thạch Thị Thanh (12 tuổi, quê Trà Vinh) theo cha mẹ mót phế liệu suốt hai năm nay. Thanh cho biết gia đình có 4 anh em, đều chưa được học chữ.
Bé Thanh phụ ba mẹ chở bớt phế liệu bằng xe đạp, đem bán vào lúc chiều muộn.
Anh Minh cùng con gái cân và bán phế liệu cho một chủ kho trên đường Mai Chí Thọ (quận 2). Anh khoe hai cha con kiếm được hơn 300.000 đồng cho một ngày làm việc.
Anh Minh cùng con gái cân và bán phế liệu cho một chủ kho trên đường Mai Chí Thọ (quận 2). Anh khoe hai cha con kiếm được hơn 300.000 đồng cho một ngày làm việc.
Khu trọ tạm bợ trong con hẻm đường Trịnh Khắc Lập (quận 2) hiện là nơi sống, sinh hoạt của hơn chục người mót phế liệu quê miền Tây.
Khu trọ tạm bợ trong con hẻm đường Trịnh Khắc Lập (quận 2) hiện là nơi sống, sinh hoạt của hơn chục người mót phế liệu quê miền Tây.
Thành Nguyễn