Thứ tư, 22/1/2025
Thứ ba, 10/4/2018, 15:43 (GMT+7)

Hơn 300 báu vật khảo cổ học Việt Nam hội tụ ở Hà Nội

Trưng bày đặc biệt có tên gọi Báu vật khảo cổ học Việt Nam với 320 hiện vật đặc sắc sắp diễn ra tại Thủ đô.

Từ ngày 12/4 đến hết tháng 7/2018, tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Hà Nội) sẽ diễn ra cuộc triển lãm khảo cổ học với hiện vật được tuyển lựa từ các bảo tàng trên toàn quốc.

Triển lãm giới thiệu nội dung: Thời tiền sử, thời kỳ kim khí (gồm Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Sa Huỳnh, Văn hóa Đồng Nai); khảo cổ học lịch sử (Việt Nam 10 thế kỷ đầu Công nguyên, Chămpa và di sản vản hóa thế giới Mỹ Sơn, Văn hóa Óc Eo- Phù Nam, thời kỳ phong kiến Việt Nam).

Trống đồng Sao vàng- Thanh Hóa và thạp đồng, thuộc văn hóa Đông Sơn là báu vật khảo cổ học thời kỳ kim khí Việt Nam.

Lưỡi cày đồng là công cụ làm nông nghiệp, báu vật khảo cổ học thời kỳ kim khí Văn hóa Đông Sơn.

Mũi tên đồng (Cổ Loa- Đông Anh-Hà Nội) báu vật khảo cổ học thời kỳ kim khí Văn hóa Đông Sơn.

Chuỗi hạt bằng thủy tinh tìm thấy tại Sa Huỳnh, Quảng Ngãi.

Hạt chuỗi bằng thủy tinh là hiện vật do Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam khai quật tại Hòa Diêm - Khánh Hòa năm 2011.

Khuyên tai hai đầu thú bằng mã não và đá thuộc nhóm hiện vật di tích Giồng Cá Vồ (khia quật năm 1994) của Văn hóa Đồng Nai.

Trống đồng Đông Sơn phát hiện tại Phú Chánh –Bình Dương, thể hiện sự giao lưu rộng rãi giữa các trung tâm văn hóa thời đại kim khí ở Việt Nam

Mô hình nhà tìm thấy trong ngôi mộ gạch thế kỷ 1 - 3, là báu vật khảo cổ học Việt Nam 10 thế kỷ đầu công nguyên.

Phù điêu tu sĩ thuộc nền văn hóa Champa (192-1471) cùng nhiều hiện vật khác phản ánh những nét sinh hoạt trong xã hội Champa xưa, từ đời thường đến tôn giáo và cung đình.

Mảnh vàng hình voi thuộc Nhóm hiện vật thuộc di tích Cấm Mít - Đà Nẵng do Bảo tàng lịch sử quốc gia khai quật năm 2012.

Mảnh vàng trang trí mặt trời có niên đại thế kỷ III - thế kỷ VI. Khai quật tại Gò Tháp (Đồng Tháp) năm 1993.

Ngọc Thành (ảnh tư liệu)