Tháng 9 âm lịch hàng năm, khi nước sông xuống thấp, hàng trăm người, già có trẻ có, ở Lại Thượng, huyện Thạch Thất, Hà Nội lại tấp nập vác dập (công cụ đánh cá tự chế), cổ đeo dây cước bì bõm men theo sông để đánh cá.
Tháng 9 âm lịch hàng năm, khi nước sông xuống thấp, hàng trăm người, già có trẻ có, ở Lại Thượng, huyện Thạch Thất, Hà Nội lại tấp nập vác dập (công cụ đánh cá tự chế), cổ đeo dây cước bì bõm men theo sông để đánh cá.
Nước trên các con sông thuộc huyện Thạch Thất mang nhiều phù sa nên cá tôm về nhiều. Tiết trời đầu đông khô hanh, se lạnh, nước sông rút là thời điểm thuận lợi để đánh cá.
Nước trên các con sông thuộc huyện Thạch Thất mang nhiều phù sa nên cá tôm về nhiều. Tiết trời đầu đông khô hanh, se lạnh, nước sông rút là thời điểm thuận lợi để đánh cá.
Cá sông di chuyển rất nhanh nên người dân tự chế chiếc sào dập để úp cá. Sào dài 5-6 mét, bên dưới là chiếc giấp bằng tre móc vào lưới. Dập kích thước 60x60 cm, đan bằng lưới mắt to để bắt những con cá lớn trên 200g. Người đánh cá thường xỏ tất để nếu lỡ đạp vào bùn sâu dễ dàng rút chân lên, hoặc đi giày để tránh mảnh vỡ, gai, cọc... Người tham gia cũng phải biết bơi và chịu lạnh tốt.
Cá sông di chuyển rất nhanh nên người dân tự chế chiếc sào dập để úp cá. Sào dài 5-6 mét, bên dưới là chiếc giấp bằng tre móc vào lưới. Dập kích thước 60x60 cm, đan bằng lưới mắt to để bắt những con cá lớn trên 200g. Người đánh cá thường xỏ tất để nếu lỡ đạp vào bùn sâu dễ dàng rút chân lên, hoặc đi giày để tránh mảnh vỡ, gai, cọc... Người tham gia cũng phải biết bơi và chịu lạnh tốt.
Từng nhóm người dàn hàng ngang, đan nhau thành ma trận để đạt hiệu quả cao hơn. Mỗi buổi chiều từ 13h, trăm người lại hò nhau "bày binh bố trận" trên lòng sông Tích, đoạn chảy qua 4 xã Lại Thượng, Phú Kim, Kim Quan, Cần Kiệm. Nước sông thời điểm này chỉ sâu khoảng 2-3 mét.
Từng nhóm người dàn hàng ngang, đan nhau thành ma trận để đạt hiệu quả cao hơn. Mỗi buổi chiều từ 13h, trăm người lại hò nhau "bày binh bố trận" trên lòng sông Tích, đoạn chảy qua 4 xã Lại Thượng, Phú Kim, Kim Quan, Cần Kiệm. Nước sông thời điểm này chỉ sâu khoảng 2-3 mét.
Họ đứng trên cây sào vừa di chuyển dưới lòng sông vừa nhún nhảy để chụp cá. “Không ai nhớ hoạt động này có từ bao giờ, chỉ biết là từ thời các cụ, đàn ông dù đi làm xa hay ở nhà thì đến thời điểm này mọi người cùng hò nhau ra sông bắt cá. Bắt được cá thì có bữa ăn cải thiện, mà không thì đó là niềm vui mang tính cộng đồng đoàn kết”, ông Nguyễn Tư Khoa cho biết.
Họ đứng trên cây sào vừa di chuyển dưới lòng sông vừa nhún nhảy để chụp cá. “Không ai nhớ hoạt động này có từ bao giờ, chỉ biết là từ thời các cụ, đàn ông dù đi làm xa hay ở nhà thì đến thời điểm này mọi người cùng hò nhau ra sông bắt cá. Bắt được cá thì có bữa ăn cải thiện, mà không thì đó là niềm vui mang tính cộng đồng đoàn kết”, ông Nguyễn Tư Khoa cho biết.
Khi cá vào dập, một người giữ sào, một người lặn xuống để mò. Mùa thu se lạnh, cá hay đi chìm và lòng sông nhiều rác, cành cây nên chỉ có dụng cụ này mới bắt được.
Khi cá vào dập, một người giữ sào, một người lặn xuống để mò. Mùa thu se lạnh, cá hay đi chìm và lòng sông nhiều rác, cành cây nên chỉ có dụng cụ này mới bắt được.
Sông Tích trước kia có nhiều ba ba, cá quả, nhưng nay chỉ còn hầu hết là cá chép.
Con lớn nhất có thể tới hơn 6-7kg. Một buổi đi trên ba tiếng, có người dập được cả chục cân cá.
Với nhiều người, dập cá là niềm vui, nếu quý ai họ sẽ tặng cá để thể hiện tình cảm và chia sẻ may mắn trong chuyến đi.
Với nhiều người, dập cá là niềm vui, nếu quý ai họ sẽ tặng cá để thể hiện tình cảm và chia sẻ may mắn trong chuyến đi.
Ngọc Thành