Giáo sư Phan Huy Lê qua đời ngày 23/6. Lễ viếng được gia đình và Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức từ 7h30 sáng 27/6 tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Giáo sư Phan Huy Lê qua đời ngày 23/6. Lễ viếng được gia đình và Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức từ 7h30 sáng 27/6 tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Từ sáng sớm, nhiều thế hệ học trò và những người yêu mến, kính trọng giáo sư Phan Huy Lê đã có mặt để viếng ông. Nhiều người không cầm được nước mắt.
Từ sáng sớm, nhiều thế hệ học trò và những người yêu mến, kính trọng giáo sư Phan Huy Lê đã có mặt để viếng ông. Nhiều người không cầm được nước mắt.
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi sổ tang: “Giáo sư, nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê, chuyên gia hàng đầu của nền sử học Việt Nam, một tài năng lớn trong giới sử học nước nhà đã ra đi. Xin chia buồn sâu sắc cùng gia quyến giáo sư. Vĩnh biệt giáo sư, nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê”.
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi sổ tang: “Giáo sư, nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê, chuyên gia hàng đầu của nền sử học Việt Nam, một tài năng lớn trong giới sử học nước nhà đã ra đi. Xin chia buồn sâu sắc cùng gia quyến giáo sư. Vĩnh biệt giáo sư, nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê”.
Ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, tiễn biệt giáo sư Phan Huy Lê.
Thắp hương viếng giáo sư Phan Huy Lê, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam viết: “Giáo sư không còn nhưng những đóng góp của giáo sư đối với sự nghiệp khoa học, giáo dục cùng những tình cảm, kỷ niệm tốt đẹp về giáo sư còn mãi. Giáo sư hãy thanh thản yên nghỉ cõi vĩnh hằng. Đồng nghiệp và lớp học trò của giáo sư sẽ tiếp bước, hoàn thành tâm nguyện của giáo sư. Hôm nay và mai này, nhiều, rất nhiều người “biết sử ta”, nghiên cứu “sử ta” sẽ nhắc, sẽ nhớ giáo sư”.
Thắp hương viếng giáo sư Phan Huy Lê, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam viết: “Giáo sư không còn nhưng những đóng góp của giáo sư đối với sự nghiệp khoa học, giáo dục cùng những tình cảm, kỷ niệm tốt đẹp về giáo sư còn mãi. Giáo sư hãy thanh thản yên nghỉ cõi vĩnh hằng. Đồng nghiệp và lớp học trò của giáo sư sẽ tiếp bước, hoàn thành tâm nguyện của giáo sư. Hôm nay và mai này, nhiều, rất nhiều người “biết sử ta”, nghiên cứu “sử ta” sẽ nhắc, sẽ nhớ giáo sư”.
Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị bày tỏ: “Thầy ra đi để lại một khoảng trời trống vắng cho nền sử học nước nhà. Sự mất mát này thật không biết lấy gì bù đắp được. Những cống hiến quý báu và to lớn của thầy trong sự nghiệp nghiên cứu, đào tạo… đã trở thành tài sản chung của giới sử học, khoa học mà thầy đã để lại cho muôn đời”.
Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị bày tỏ: “Thầy ra đi để lại một khoảng trời trống vắng cho nền sử học nước nhà. Sự mất mát này thật không biết lấy gì bù đắp được. Những cống hiến quý báu và to lớn của thầy trong sự nghiệp nghiên cứu, đào tạo… đã trở thành tài sản chung của giới sử học, khoa học mà thầy đã để lại cho muôn đời”.
Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo Phùng Xuân Nhạ và đoàn đại biểu vào viếng. “Vĩnh biệt giáo sư Phan Huy Lê: nhà giáo nhân dân, nhà khoa học lớn, nhà sử học hàng đầu của đất nước”, ông Nhạ viết.
Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo Phùng Xuân Nhạ và đoàn đại biểu vào viếng. “Vĩnh biệt giáo sư Phan Huy Lê: nhà giáo nhân dân, nhà khoa học lớn, nhà sử học hàng đầu của đất nước”, ông Nhạ viết.
Bà Hoàng Như Lan, phu nhân giáo sư ngồi xe lăn tại lễ tang. Khi bà ốm, giáo sư Phan Huy Lê là người ở bên cạnh ân cần chăm sóc.
Bà Hoàng Như Lan, phu nhân giáo sư ngồi xe lăn tại lễ tang. Khi bà ốm, giáo sư Phan Huy Lê là người ở bên cạnh ân cần chăm sóc.
Sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn xếp thành hàng dài.
Cả nghìn người đứng lặng nghe điếu văn và làm lễ truy điệu GS Phan Huy Lê. Giám đốc đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Kim Sơn đọc điếu văn, nhắc lại tiểu sử và quá trình đóng góp của giáo sư cho ngành xã hội và nhân văn nước nhà. Suốt cuộc đời, giáo sư Phan Huy Lê đã công bố hơn 450 công trình nghiên cứu khoa học.
Ông Sơn nhấn mạnh, giáo sư Phan Huy Lê là người đứng đầu trường phái sử học chứng thực, luôn nhấn mạnh vai trò của sử liệu và phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu lịch sử.
“Là chuyên gia về lịch sử Việt Nam, nhưng tầm bao quát của giáo sư Phan Huy Lê lại bao trùm lên hầu hết các lĩnh vực chủ yếu của khoa học xã hội Việt Nam”, điếu văn nêu.
Cả nghìn người đứng lặng nghe điếu văn và làm lễ truy điệu GS Phan Huy Lê. Giám đốc đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Kim Sơn đọc điếu văn, nhắc lại tiểu sử và quá trình đóng góp của giáo sư cho ngành xã hội và nhân văn nước nhà. Suốt cuộc đời, giáo sư Phan Huy Lê đã công bố hơn 450 công trình nghiên cứu khoa học.
Ông Sơn nhấn mạnh, giáo sư Phan Huy Lê là người đứng đầu trường phái sử học chứng thực, luôn nhấn mạnh vai trò của sử liệu và phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu lịch sử.
“Là chuyên gia về lịch sử Việt Nam, nhưng tầm bao quát của giáo sư Phan Huy Lê lại bao trùm lên hầu hết các lĩnh vực chủ yếu của khoa học xã hội Việt Nam”, điếu văn nêu.
Lễ di quan bắt đầu lúc 10h30 cùng ngày. Thi hài giáo sư Phan Huy Lê được an táng tại nghĩa trang Vĩnh Hằng, Hà Nội. Trong lời cảm ơn sau cùng, con gái giáo sư Phan Huy Lê là bà Phan Phương Thảo chia sẻ: “Trải qua bao thăng trầm cuộc đời, bố vẫn giữ được tấm lòng bao dung, điềm tĩnh, khẳng khái. Bố vẫn luôn giữ triết lý, sự thật là chân lý cao nhất. Bố đã sống cuộc đời tận hiến dành trọn tâm sức cho lịch sử đất nước”.
Lễ di quan bắt đầu lúc 10h30 cùng ngày. Thi hài giáo sư Phan Huy Lê được an táng tại nghĩa trang Vĩnh Hằng, Hà Nội. Trong lời cảm ơn sau cùng, con gái giáo sư Phan Huy Lê là bà Phan Phương Thảo chia sẻ: “Trải qua bao thăng trầm cuộc đời, bố vẫn giữ được tấm lòng bao dung, điềm tĩnh, khẳng khái. Bố vẫn luôn giữ triết lý, sự thật là chân lý cao nhất. Bố đã sống cuộc đời tận hiến dành trọn tâm sức cho lịch sử đất nước”.
Giang Huy - Viết Tuân