Đình Chèm tọa lạc trên khu đất rộng ba mẫu nằm ngoài đê sông Hồng, thuộc phường Thụy Phương (Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Đình thờ Thượng đẳng Thiên vương Lý Ông Trọng và Hoàng Phi Bạch Tĩnh Cung.
Tương truyền dưới thời Thục Phán, nhà Tần bị giặc Hung Nô quậy phá, Tần Thủy Hoàng sai sứ sang cầu vua Thục cử tướng tài giúp. Lý Ông Trọng được cử đi giúp Tần dẹp giặc. Thắng trận, vua Tần gả công chúa và phong tước Phụ Tín Hầu, nhưng ông Trọng xin về nước. Sau khi ông qua đời, nhà vua sai lập đình thờ và phong tặng 4 chữ “Thượng đẳng Thiên vương”.
Đình Chèm tọa lạc trên khu đất rộng ba mẫu nằm ngoài đê sông Hồng, thuộc phường Thụy Phương (Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Đình thờ Thượng đẳng Thiên vương Lý Ông Trọng và Hoàng Phi Bạch Tĩnh Cung.
Tương truyền dưới thời Thục Phán, nhà Tần bị giặc Hung Nô quậy phá, Tần Thủy Hoàng sai sứ sang cầu vua Thục cử tướng tài giúp. Lý Ông Trọng được cử đi giúp Tần dẹp giặc. Thắng trận, vua Tần gả công chúa và phong tước Phụ Tín Hầu, nhưng ông Trọng xin về nước. Sau khi ông qua đời, nhà vua sai lập đình thờ và phong tặng 4 chữ “Thượng đẳng Thiên vương”.
Theo sách Việt điện u linh cũng như ngọc phả của đình, đình Chèm được xây dựng từ thế kỷ thứ VII, thuộc loại cổ nhất Việt Nam. Đình được thiết kế theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc. Cổng tam quan hướng về sông Hồng, đầy đủ tứ linh long, ly, quy, phượng.
Theo sách Việt điện u linh cũng như ngọc phả của đình, đình Chèm được xây dựng từ thế kỷ thứ VII, thuộc loại cổ nhất Việt Nam. Đình được thiết kế theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc. Cổng tam quan hướng về sông Hồng, đầy đủ tứ linh long, ly, quy, phượng.
Sau cổng tam quan là ba nhà bia, nơi ghi công đức của những người đã đóng góp tu sửa đình.
Ban đầu, đình Chèm được xây trong đê sông Hồng. Tuy nhiên, cách đây khoảng 200 năm, một trận lụt làm vỡ đê, người dân đã đắp lại đê như hiện nay và đình nằm ngoài đê.
Sau cổng tam quan là ba nhà bia, nơi ghi công đức của những người đã đóng góp tu sửa đình.
Ban đầu, đình Chèm được xây trong đê sông Hồng. Tuy nhiên, cách đây khoảng 200 năm, một trận lụt làm vỡ đê, người dân đã đắp lại đê như hiện nay và đình nằm ngoài đê.
Tam quan xây ba gian, bốn mái và năm cửa ra vào. Khu nhà bia, sân đình, tả hữu mạc, phương đình tám mái và tòa đại bái, hậu cung tạo thành hình chữ công.
Tam quan xây ba gian, bốn mái và năm cửa ra vào. Khu nhà bia, sân đình, tả hữu mạc, phương đình tám mái và tòa đại bái, hậu cung tạo thành hình chữ công.
Đình Chèm đã qua nhiều lần tu sửa, vào các năm: 1631, 1773, 1792, 1885, 1902, 1913. Nhiều công trình đã bị xuống cấp, trong đó cổng tam quan, nhà tổ được xây dựng mới.
Đình Chèm đã qua nhiều lần tu sửa, vào các năm: 1631, 1773, 1792, 1885, 1902, 1913. Nhiều công trình đã bị xuống cấp, trong đó cổng tam quan, nhà tổ được xây dựng mới.
Hậu cung có án thờ, sập thờ, long ngai, bài vị, khám thờ vợ chồng ông Trọng và các tượng chầu.
Các cột, vì kèo trong đình làm bằng gỗ quý, trải qua thời gian không bị mối mọt. Tại đình còn giữ được cuốn sách chữ Hán ghi các đạo sắc, lễ nghi, văn tế, cách đắp tượng dưới thời Nguyễn; ba sắc do các vua triều Nguyễn phong thần cho Lý Ông Trọng; bốn bia đá, một tấm thời Lê Cảnh Hưng và ba tấm bia thời Nguyễn; hai chuông đồng đúc dưới thời Nguyễn; 15 câu đối, tám bức hoành phi và 10 pho tượng thờ.
Các cột, vì kèo trong đình làm bằng gỗ quý, trải qua thời gian không bị mối mọt. Tại đình còn giữ được cuốn sách chữ Hán ghi các đạo sắc, lễ nghi, văn tế, cách đắp tượng dưới thời Nguyễn; ba sắc do các vua triều Nguyễn phong thần cho Lý Ông Trọng; bốn bia đá, một tấm thời Lê Cảnh Hưng và ba tấm bia thời Nguyễn; hai chuông đồng đúc dưới thời Nguyễn; 15 câu đối, tám bức hoành phi và 10 pho tượng thờ.
Mái đình được chạm trổ tinh vi với hình rồng cuốn thủy, rồng mây, tứ linh, cá hóa rồng, hoa lá, vân mây sóng nước mang đậm nét nghệ thuật kiến trúc thời Lê Trung hưng (thế kỷ 18).
Mái đình được chạm trổ tinh vi với hình rồng cuốn thủy, rồng mây, tứ linh, cá hóa rồng, hoa lá, vân mây sóng nước mang đậm nét nghệ thuật kiến trúc thời Lê Trung hưng (thế kỷ 18).
Do nằm ven sông, hay bị ngập lụt, năm 1903 đình được nâng lên cao thêm 2,4m chỉ bằng phương tiện thủ công. Cả một ngôi đình nặng hàng trăm tấn được nâng lên cao ngang với mặt đê sông Hồng khi đó.
Năm 1990, đình Chèm được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Cuối tháng 12/2017, đình Chèm cùng với chín công trình khác được Thủ tướng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Do nằm ven sông, hay bị ngập lụt, năm 1903 đình được nâng lên cao thêm 2,4m chỉ bằng phương tiện thủ công. Cả một ngôi đình nặng hàng trăm tấn được nâng lên cao ngang với mặt đê sông Hồng khi đó.
Năm 1990, đình Chèm được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Cuối tháng 12/2017, đình Chèm cùng với chín công trình khác được Thủ tướng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Giang Huy