Đền thờ tổ nghề hát tuồng ở Huế tọa lạc trên đường Chi Lăng (phường Phú Hiệp, TP Huế) với tên gọi là "Thanh Bình Từ Đường". Công trình được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ hai. Công trình là bằng chứng cho một thời kỳ nghệ thuật hát tuồng rất phát triển dưới triều Nguyễn.
Đền thờ tổ nghề hát tuồng ở Huế tọa lạc trên đường Chi Lăng (phường Phú Hiệp, TP Huế) với tên gọi là "Thanh Bình Từ Đường". Công trình được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ hai. Công trình là bằng chứng cho một thời kỳ nghệ thuật hát tuồng rất phát triển dưới triều Nguyễn.
Đền thờ là một căn nhà rường bằng gỗ năm gian hai chái, mái được lợp bằng ngói liệt. Bên trong đền thờ Ngài Một (võ tướng thời vua Minh Mạng với tước hiệu là Càng Khương Hầu), thờ ông tổ sáng lập ra nghề hát tuồng. Ngoài ra, nơi đây còn thờ tổ 12 ngành nghề như thợ rèn, may mặc, kim hoàn...
Đền thờ là một căn nhà rường bằng gỗ năm gian hai chái, mái được lợp bằng ngói liệt. Bên trong đền thờ Ngài Một (võ tướng thời vua Minh Mạng với tước hiệu là Càng Khương Hầu), thờ ông tổ sáng lập ra nghề hát tuồng. Ngoài ra, nơi đây còn thờ tổ 12 ngành nghề như thợ rèn, may mặc, kim hoàn...
Bức hoành "Thanh Bình Từ Đường" sơn son thếp vàng khoảng 200 tuổi được chạm khắc tinh xảo.
Cửa ra vào đền được thiết kế nhiều lá xếp, khi khép lại tạo thành một bức sáo. Kiểu cửa này là một nét riêng của các nhà rường cổ ở xứ Huế.
Cửa ra vào đền được thiết kế nhiều lá xếp, khi khép lại tạo thành một bức sáo. Kiểu cửa này là một nét riêng của các nhà rường cổ ở xứ Huế.
Bên trong đền vẫn lưu giữ nhiều tượng, hình nộm về nghề hát tuồng.
Ông Trần Ngọc Lợi (90 tuổi, người lo nhang khói đền thờ) kể lại, xưa kia Huế là kinh đô nên nghề hát tuồng rất phát triển. Nhiều gánh tuồng được vào hoàng cung biểu diễn cho nhà vua nghe. Mỗi gánh tuồng hoạt động đều làm tượng đặt tại đền thờ.
Bên trong đền vẫn lưu giữ nhiều tượng, hình nộm về nghề hát tuồng.
Ông Trần Ngọc Lợi (90 tuổi, người lo nhang khói đền thờ) kể lại, xưa kia Huế là kinh đô nên nghề hát tuồng rất phát triển. Nhiều gánh tuồng được vào hoàng cung biểu diễn cho nhà vua nghe. Mỗi gánh tuồng hoạt động đều làm tượng đặt tại đền thờ.
Đền thờ vẫn lưu giữ nhiều sắc phong của các vua Triều Nguyễn ban. Hệ thống hoa văn, chữ Hán vẫn được lưu giữ ở các gian thờ.
Đền thờ vẫn lưu giữ nhiều sắc phong của các vua Triều Nguyễn ban. Hệ thống hoa văn, chữ Hán vẫn được lưu giữ ở các gian thờ.
Cứ đến rằm tháng 3 và tháng 7 âm lịch hàng năm, những người theo nghề tuồng lại tập trung về điện thờ dâng lễ lên tổ nghề.
Cứ đến rằm tháng 3 và tháng 7 âm lịch hàng năm, những người theo nghề tuồng lại tập trung về điện thờ dâng lễ lên tổ nghề.
Hình tượng con rồng nằm trên mái điện được làm từ sành sứ.
Với ý nghĩa lịch sử và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của đền thờ, năm 1992 Thanh Bình Từ Đường được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.
Hình tượng con rồng nằm trên mái điện được làm từ sành sứ.
Với ý nghĩa lịch sử và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của đền thờ, năm 1992 Thanh Bình Từ Đường được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.
Trải qua gần 200 năm tuổi, hệ thống cột gỗ của đền thờ bị hư hỏng nặng do mối mọt, nguy cơ đổ sập.
Đơn vị quản lý đã dùng hệ thống cột sắt chống đỡ tạm.
Võ Thạnh