Trong vườn cây kiểng của ông Nguyễn Văn Thanh Bình (phường Linh Đông, quận Thủ Đức) có cây bằng lăng tuổi đời cả trăm năm đang phát triển xanh tốt.
Trong vườn cây kiểng của ông Nguyễn Văn Thanh Bình (phường Linh Đông, quận Thủ Đức) có cây bằng lăng tuổi đời cả trăm năm đang phát triển xanh tốt.
Cây cao khoảng 2,5 m, bộ gốc có đường kính khoảng 1,7 m, nặng hơn ba tấn, được đặt trong chậu lớn. "Cây bằng lăng này đã hơn 100 năm tuổi, có nguồn gốc từ Campuchia và phải qua vài đời chủ mới đến lượt tôi sở hữu", ông Bình cho biết.
Cây cao khoảng 2,5 m, bộ gốc có đường kính khoảng 1,7 m, nặng hơn ba tấn, được đặt trong chậu lớn. "Cây bằng lăng này đã hơn 100 năm tuổi, có nguồn gốc từ Campuchia và phải qua vài đời chủ mới đến lượt tôi sở hữu", ông Bình cho biết.
Phần thân cây to lớn với nhiều vết sần sùi, lồi lõm đặc trưng của những cây cổ thụ.
Bộ gốc với những rễ cây chồi lên mặt dất tạo thành nhiều hang hốc.
Cách đây hơn chục năm, ông Bình ghép gốc bằng lăng với cây tường vy, tạo thành loài cổ thụ độc đáo. "Hai cây này cùng họ nên việc ghép với nhau hoàn toàn thích hợp", ông giải thích.
Tuy nhiên, thay vì để cả hai cây cùng phát triển chung gốc thì ông lại muốn các nhánh tường vy phát triển nhiều hơn. "Nên cứ nhánh bằng lăng nào mọc ra thì tôi lại chặt đi, chỉ để lại vài lá", ông Bình nói.
Cách đây hơn chục năm, ông Bình ghép gốc bằng lăng với cây tường vy, tạo thành loài cổ thụ độc đáo. "Hai cây này cùng họ nên việc ghép với nhau hoàn toàn thích hợp", ông giải thích.
Tuy nhiên, thay vì để cả hai cây cùng phát triển chung gốc thì ông lại muốn các nhánh tường vy phát triển nhiều hơn. "Nên cứ nhánh bằng lăng nào mọc ra thì tôi lại chặt đi, chỉ để lại vài lá", ông Bình nói.
Những cành lá tường vi phát triển xanh tốt, tạo thành loài cây cổ thụ độc đáo, mang gốc bằng lăng nhưng lá cành tường vi. Theo chủ nhân cây cổ thụ, nếu cứ để hai cây mọc bình thường thì vẫn có hai loại hoa trên cùng một cây.
Những cành lá tường vi phát triển xanh tốt, tạo thành loài cây cổ thụ độc đáo, mang gốc bằng lăng nhưng lá cành tường vi. Theo chủ nhân cây cổ thụ, nếu cứ để hai cây mọc bình thường thì vẫn có hai loại hoa trên cùng một cây.
Sau khi ghép cây, ông Bình ra sức chăm sóc, uốn tỉa để cây có dáng độc đáo "đầu voi đuôi chuột". "Trước đây có người trả hơn 800 triệu nhưng tôi không chịu giá đó, phải 1,1 tỷ đồng thì mới bán", ông Bình cho biết.
Sau khi ghép cây, ông Bình ra sức chăm sóc, uốn tỉa để cây có dáng độc đáo "đầu voi đuôi chuột". "Trước đây có người trả hơn 800 triệu nhưng tôi không chịu giá đó, phải 1,1 tỷ đồng thì mới bán", ông Bình cho biết.
Quỳnh Trần