Nằm trong chiến dịch đào tạo tác chiến Jeanne d'Arc, ngày 1/6, tàu đổ bộ, chỉ huy Dixmude (Pháp) đến Việt Nam và neo đậu tại cảng Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu. Tàu đổ bộ này thuộc lớp Mistral, dài 180 m, trọng tải 22.000 tấn, có thể chở 16 trực thăng, hàng chục xe bọc thép và khí tài quân sự.
Tàu được hạ thủy cuối năm 2010 và chính thức được biên chế hoạt động vào năm 2012. Đây là tàu lớn thứ hai trong biên chế Hải quân Pháp, sau tàu sân bay Charles de Gaulle.
Nằm trong chiến dịch đào tạo tác chiến Jeanne d'Arc, ngày 1/6, tàu đổ bộ, chỉ huy Dixmude (Pháp) đến Việt Nam và neo đậu tại cảng Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu. Tàu đổ bộ này thuộc lớp Mistral, dài 180 m, trọng tải 22.000 tấn, có thể chở 16 trực thăng, hàng chục xe bọc thép và khí tài quân sự.
Tàu được hạ thủy cuối năm 2010 và chính thức được biên chế hoạt động vào năm 2012. Đây là tàu lớn thứ hai trong biên chế Hải quân Pháp, sau tàu sân bay Charles de Gaulle.
Binh sĩ đứng trong hàng lang tàu Dixmude đón khách tham quan tàu. "Trong mỗi chiến dịch, chúng tôi có thể tổ chức 600 đến 800 người trên tàu với điều kiện sống đầy đủ tiện nghi", sĩ quan truyền thông trên tàu cho biết.
Binh sĩ đứng trong hàng lang tàu Dixmude đón khách tham quan tàu. "Trong mỗi chiến dịch, chúng tôi có thể tổ chức 600 đến 800 người trên tàu với điều kiện sống đầy đủ tiện nghi", sĩ quan truyền thông trên tàu cho biết.
Khu vực sàn tàu chứa các tàu lội nước cỡ nhỏ của thủy quân lục chiến cùng các loại máy bay chiến đấu và máy bay không người lái. Nổi bật là hai trực thăng săn ngầm Wildcat thuộc kho trang thiết bị quân sự của tàu Dixmude, có khả năng đáp ứng nhiệm vụ chống ngầm, chống hạm, trinh sát biển, tìm kiếm cứu nạn.
Khu vực sàn tàu chứa các tàu lội nước cỡ nhỏ của thủy quân lục chiến cùng các loại máy bay chiến đấu và máy bay không người lái. Nổi bật là hai trực thăng săn ngầm Wildcat thuộc kho trang thiết bị quân sự của tàu Dixmude, có khả năng đáp ứng nhiệm vụ chống ngầm, chống hạm, trinh sát biển, tìm kiếm cứu nạn.
Trực thăng Alouette III của Pháp đã 53 tuổi và còn hoạt động tốt trên tàu. Theo sĩ quan truyền thông, chiếc trực thăng này được làm nhiệm vụ thu thập thông tin và dữ liệu.
Trực thăng Alouette III của Pháp đã 53 tuổi và còn hoạt động tốt trên tàu. Theo sĩ quan truyền thông, chiếc trực thăng này được làm nhiệm vụ thu thập thông tin và dữ liệu.
Mặt tàu Dixmude cho phép 7 trực thăng có thể cùng hoạt động.
Hàng chục xe bọc thép, xe cơ giới được bố trí trong khoang tàu.
Tàu có hai phòng phẫu thuật vô trùng cùng phòng chụp X-Quang và 60 giường bệnh với đầy đủ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa và y tá.
Tàu có hai phòng phẫu thuật vô trùng cùng phòng chụp X-Quang và 60 giường bệnh với đầy đủ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa và y tá.
Bên trong đài chỉ huy trực thăng trên tàu gồm nhiều trang thiết bị hiện đại như radar quan sát, hệ thống cần điều khiển, hệ thống camera...
Bên trong đài chỉ huy trực thăng trên tàu gồm nhiều trang thiết bị hiện đại như radar quan sát, hệ thống cần điều khiển, hệ thống camera...
Nữ sĩ quan tàu Dixmude dùng ống nhòm quan sát các vật thể di chuyển quanh tàu.
Hình ảnh từ các camera được bố trí dày đặc sẽ truyền về phòng chỉ huy tàu để các sĩ quan theo dõi và xử lý.
Hình ảnh từ các camera được bố trí dày đặc sẽ truyền về phòng chỉ huy tàu để các sĩ quan theo dõi và xử lý.
"Trong bối cảnh xảy ra một số tranh chấp, xung đột tại Biển Đông nói riêng và Thái Bình Dương nói chung, sự hiện diện của nhóm tàu chiến hôm nay thể hiện thiện chí và cam kết của Pháp đối với trách nhiệm duy trì tự do hàng hải và hàng không tại khu vực", Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Bertrand Lortholary phát biểu tại đài chỉ huy sân bay trên tàu Dixmude.
"Trong bối cảnh xảy ra một số tranh chấp, xung đột tại Biển Đông nói riêng và Thái Bình Dương nói chung, sự hiện diện của nhóm tàu chiến hôm nay thể hiện thiện chí và cam kết của Pháp đối với trách nhiệm duy trì tự do hàng hải và hàng không tại khu vực", Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Bertrand Lortholary phát biểu tại đài chỉ huy sân bay trên tàu Dixmude.
Nằm trong chiến dịch Jeanne d'Arc, chiến hạm Surcouf của Hải quân Pháp cũng đã cập cảng Sài Gòn. Tàu Surcouf dài 125 m, thủy thủ đoàn gồm 150 người, trong đó 10% là nữ. Đây là tàu hộ tống hạng nhẹ, có khả năng tàng hình. Trên tàu có một trực thăng nhằm phục vụ hoạt động trên biển, sứ mệnh chính của tàu là chống khủng bố, buôn lậu và hải tặc.
Theo đại sứ Pháp, trong những ngày tới sĩ quan, binh lính Pháp và Việt Nam sẽ cùng giao lưu, làm việc trên các tàu quân sự. "Đây là năm thứ ba nhóm tàu đến TP HCM. Điểm khác biệt so với năm trước là lần này hai bên sẽ diễn tập chung trên biển cùng nhiều hoạt động giao lưu và huấn luyện", Ngài đại sứ nhấn mạnh.
Các tàu sẽ neo đậu tại Việt Nam từ ngày 1 đến 5/6, sau đó đến Singapore trước khi trở về Pháp.
Nằm trong chiến dịch Jeanne d'Arc, chiến hạm Surcouf của Hải quân Pháp cũng đã cập cảng Sài Gòn. Tàu Surcouf dài 125 m, thủy thủ đoàn gồm 150 người, trong đó 10% là nữ. Đây là tàu hộ tống hạng nhẹ, có khả năng tàng hình. Trên tàu có một trực thăng nhằm phục vụ hoạt động trên biển, sứ mệnh chính của tàu là chống khủng bố, buôn lậu và hải tặc.
Theo đại sứ Pháp, trong những ngày tới sĩ quan, binh lính Pháp và Việt Nam sẽ cùng giao lưu, làm việc trên các tàu quân sự. "Đây là năm thứ ba nhóm tàu đến TP HCM. Điểm khác biệt so với năm trước là lần này hai bên sẽ diễn tập chung trên biển cùng nhiều hoạt động giao lưu và huấn luyện", Ngài đại sứ nhấn mạnh.
Các tàu sẽ neo đậu tại Việt Nam từ ngày 1 đến 5/6, sau đó đến Singapore trước khi trở về Pháp.
Chiến hạm Surcouf của Hải quân Pháp tại cảng Sài Gòn. Video: Đức Huy.
Thành Nguyễn