Thứ bảy, 21/9/2024
Thứ sáu, 13/11/2015, 09:15 (GMT+7)

Kịch bản cho đô thị ven biển nếu nhiệt độ tăng 4 độ C

Một vài thành phố nổi tiếng, mang tính biểu tượng của thế giới nằm ở ven biển có nguy cơ biến mất khi mực nước biển tăng lên, nếu không có biện pháp giảm ô nhiễm khí thải nhà kính.

Theo tổ chức nghiên cứu độc lập Climate Central của Mỹ, nếu không có biện pháp cắt giảm khí nhà kính, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng trung bình 4 độ C vào năm 2100, so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Hậu quả là, mực nước biển sẽ tăng 4,3 đến 9,9 mét vào cuối thế kỷ này. Mức tăng dự kiến này này gấp đôi mức tăng giới hạn hai độ C, ngưỡng để tránh biến đổi khí hậu thảm khốc.

Thành phố New York, Mỹ sẽ ngập nước nếu nhiệt độ tăng thêm 4 độ C.

Thành phố Durban, Nam Phi.

"Tháng 12 năm nay sẽ diễn ra một cuộc đàm phán về khí hậu toàn cầu tại Paris. Các quyết định được đưa ra sẽ ảnh hưởng tới hai kịch bản biến đổi khí hậu tương lai dễ xảy ra nhất", Benjamin Strauss, đồng tác giả của nghiên cứu chia sẻ trên website của Climate Central.

Cầu Westminster, London bắc qua sông Thames, nối hai bờ Westminster và Lambeth.

 

Thượng Hải, Trung Quốc - khu kinh tế tài chính sầm uất nằm bên sông Trường Giang (Dương Tử), hải cảng container với dân số hơn 24 triệu người, cũng sẽ chìm trong nước.

Mumbai, thành phố đông dân nhất Ấn Độ, một cảng nước sâu tự nhiên nằm bên bờ tây, là nơi cư ngụ của những người giàu có nhất quốc gia, và là thành phố có tổng sản phẩm quốc nội GDP cao nhất đất nước, cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi nước biển dâng cao.

Sydney, thành phố cảng xinh đẹp, trung tâm tài chính lớn nhất Australia cũng bị nước biển dâng đe dọa.

Thành phố Rio de Janeiro, Brazil.

Nguyễn Thành Minh (Ảnh: Climate Central)