Thầy trò chèo bè mảng đến trường.
Gần 150 học sinh, giáo viên tại các điểm trường cách xa trường trung tâm 20-40 km đã đi bộ, chèo bè qua sông để kịp về dự lễ khai giảng tại Trường dân tộc bán trú THCS và tiểu học Pá Mỳ (Mường Nhé, Điện Biên).
Gần 150 học sinh, giáo viên tại các điểm trường cách xa trường trung tâm 20-40 km đã đi bộ, chèo bè qua sông để kịp về dự lễ khai giảng tại Trường dân tộc bán trú THCS và tiểu học Pá Mỳ (Mường Nhé, Điện Biên).
Con suối chảy qua bản Huổi Lụ 1 (xã Pá Mỳ) vào mùa mưa nước sâu năm mét, lòng suối rộng 40 m khiến thầy trò chỉ còn cách chèo bè. "Trước giờ khai giảng, tôi phải đi đón học sinh thì mới yên tâm. Vào mùa mưa, việc bơi qua sông lấy bè chở các em đi học khi dòng nước lớn chảy xiết là chuyện thường xuyên", thầy Lò Văn Việt nói.
Con suối chảy qua bản Huổi Lụ 1 (xã Pá Mỳ) vào mùa mưa nước sâu năm mét, lòng suối rộng 40 m khiến thầy trò chỉ còn cách chèo bè. "Trước giờ khai giảng, tôi phải đi đón học sinh thì mới yên tâm. Vào mùa mưa, việc bơi qua sông lấy bè chở các em đi học khi dòng nước lớn chảy xiết là chuyện thường xuyên", thầy Lò Văn Việt nói.
Những chiếc bè được kết bằng 10 cây tre, chỉ chở tối đa sáu người. "Đoạn suối này từng có người chết đuối, một số xe máy của giáo viên và người dân rơi xuống đây hư hỏng", thầy Việt cho hay.
Những chiếc bè được kết bằng 10 cây tre, chỉ chở tối đa sáu người. "Đoạn suối này từng có người chết đuối, một số xe máy của giáo viên và người dân rơi xuống đây hư hỏng", thầy Việt cho hay.
Thầy và trò qua sông đều không có đồ bảo hộ hay áo phao, đôi lúc gặp dòng nước xoáy khiến người trên bè hoảng loạn.
Thầy và trò qua sông đều không có đồ bảo hộ hay áo phao, đôi lúc gặp dòng nước xoáy khiến người trên bè hoảng loạn.
6h, thầy và trò có mặt tại trường để dự lễ khai giảng.
Em Giảng Thị Dương được mẹ đưa xuống trường từ sớm. Đây là lần đầu tiên em dự lễ khai giảng tại ngôi trường lớn ở địa phương.
Em Giảng Thị Dương được mẹ đưa xuống trường từ sớm. Đây là lần đầu tiên em dự lễ khai giảng tại ngôi trường lớn ở địa phương.
Học sinh thường đi dép nhựa đến lớp, một số đi chân trần.
Xã Pá Mỳ có 10 bản ở xa, mỗi bản đều có điểm trường cho học sinh mẫu giáo và lớp một, lớp hai. Lễ khai giảng tại trường trung tâm có gần 500 học sinh của hai cấp học tham gia, chủ yếu là người Dao và người Mông.
Xã Pá Mỳ có 10 bản ở xa, mỗi bản đều có điểm trường cho học sinh mẫu giáo và lớp một, lớp hai. Lễ khai giảng tại trường trung tâm có gần 500 học sinh của hai cấp học tham gia, chủ yếu là người Dao và người Mông.
Học sinh dân tộc đa số nghèo, thường phải đi rẫy phụ giúp gia đình, việc đến được trường là cố gắng lớn của các em. Vì thế, thầy cô giáo luôn quan tâm, thậm chí tới từng nhà vận động khi thấy học trò nghỉ học.
Học sinh dân tộc đa số nghèo, thường phải đi rẫy phụ giúp gia đình, việc đến được trường là cố gắng lớn của các em. Vì thế, thầy cô giáo luôn quan tâm, thậm chí tới từng nhà vận động khi thấy học trò nghỉ học.
Năm học 2017-2018, xã Pá Mỳ có 54 học sinh vào lớp 1, các em đều được bố mẹ vượt hàng chục cây số đường núi đưa xuống dự khai giảng.
Năm học 2017-2018, xã Pá Mỳ có 54 học sinh vào lớp 1, các em đều được bố mẹ vượt hàng chục cây số đường núi đưa xuống dự khai giảng.
Những học sinh người dân tộc Mông đứng sau sân khấu chuẩn bị cho tiết mục văn nghệ.
Trường Pá Mỳ mới được xây dựng nhưng đã bị mưa lớn gây sạt lở một dãy nhà.
Ngọc Thành