Từ tháng 8/2017, hơn 668.000 người tị nạn Rohingya, trong đó khoảng 400.000 trẻ em, đã chạy trốn khỏi Myanmar đến trú ngụ tại các trại ở bên kia biên giới Bangladesh. Làng tị nạn có nguy cơ bị lũ lụt và sạt lở đất khi mùa mưa bão sắp tới, theo Guardian.
Làng tị nạn Unchiprang, một trong nhiều trại tị nạn dành cho người Rohingya ở Bangladesh. Mưa lớn khiến nhiều lán trại có nguy cơ bị sập. Đa số đều là lán mới dựng, trên và quanh một ngọn đồi từng là nơi bảo tồn động vật hoang dã.
Từ tháng 8/2017, hơn 668.000 người tị nạn Rohingya, trong đó khoảng 400.000 trẻ em, đã chạy trốn khỏi Myanmar đến trú ngụ tại các trại ở bên kia biên giới Bangladesh. Làng tị nạn có nguy cơ bị lũ lụt và sạt lở đất khi mùa mưa bão sắp tới, theo Guardian.
Làng tị nạn Unchiprang, một trong nhiều trại tị nạn dành cho người Rohingya ở Bangladesh. Mưa lớn khiến nhiều lán trại có nguy cơ bị sập. Đa số đều là lán mới dựng, trên và quanh một ngọn đồi từng là nơi bảo tồn động vật hoang dã.
Một trạm cấp nước ở trại Unchiprang.
Từ Rohingya dùng để để nói về cộng đồng thiểu số tập trung ở khu vực phía tây Myanmar, nhưng không được chính phủ nước này công nhận. Myanmar gọi cộng đồng này là "Benglali", ám chỉ nhóm sắc tộc gồm 1,1 triệu người này là người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh.
Một trạm cấp nước ở trại Unchiprang.
Từ Rohingya dùng để để nói về cộng đồng thiểu số tập trung ở khu vực phía tây Myanmar, nhưng không được chính phủ nước này công nhận. Myanmar gọi cộng đồng này là "Benglali", ám chỉ nhóm sắc tộc gồm 1,1 triệu người này là người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh.
Majuma Begum, 18 tuổi, và con trai Anwar Sadek ở trại Moinerghona.
Cuộc khủng hoảng di cư người Rohingya bắt đầu từ năm 2015. Hàng trăm nghìn người dân tộc thiểu số Rohingya theo Hồi giáo sinh sống ở đất nước Phật giáo Myanmar đã chạy sang Bangladesh, vì chính phủ Myanmar không công nhận họ là công dân và coi là người nhập cư trái phép.
Majuma Begum, 18 tuổi, và con trai Anwar Sadek ở trại Moinerghona.
Cuộc khủng hoảng di cư người Rohingya bắt đầu từ năm 2015. Hàng trăm nghìn người dân tộc thiểu số Rohingya theo Hồi giáo sinh sống ở đất nước Phật giáo Myanmar đã chạy sang Bangladesh, vì chính phủ Myanmar không công nhận họ là công dân và coi là người nhập cư trái phép.
Nagumia, 82 tuổi, trong khu trại Moinerghona gần biên giới Bangladesh-Myanmar. Giờ ông chẳng còn gì nếu quay lại Myanmar.
Nagumia, 82 tuổi, trong khu trại Moinerghona gần biên giới Bangladesh-Myanmar. Giờ ông chẳng còn gì nếu quay lại Myanmar.
Trại tị nạn Kutupalong có đông người trú ngụ. Các lán trại nằm trong thung lũng luôn đối mặt với nguy cơ lũ lụt, còn những trại ở cao hơn, nằm trên sườn đồi mà thảm thực vật đã bị phá hoại, lại có nguy cơ bị sạt lở đất.
Trại tị nạn Kutupalong có đông người trú ngụ. Các lán trại nằm trong thung lũng luôn đối mặt với nguy cơ lũ lụt, còn những trại ở cao hơn, nằm trên sườn đồi mà thảm thực vật đã bị phá hoại, lại có nguy cơ bị sạt lở đất.
Người tị nạn xếp hàng lấy nước ở trại Balukhali thuộc thành phố Cox's Bazar.
Một cậu bé Rohingya vác thùng nước về lán trong khu trại Unchiprang.
Một gia đình người tị nạn tụ tập trước cửa lán ở trại Kutupalong.
"Đây là một bi kịch nhân loại không thể tin nổi", Lisa Singh, thượng nghị sĩ Australia nhận xét trong chuyến đi thăm khu trại cùng đại biểu quốc hội Mallee Andrew Broad. "Quy mô các khu nạn dân quá lớn, mà trẻ em chiếm chủ yếu".
"Đây là một bi kịch nhân loại không thể tin nổi", Lisa Singh, thượng nghị sĩ Australia nhận xét trong chuyến đi thăm khu trại cùng đại biểu quốc hội Mallee Andrew Broad. "Quy mô các khu nạn dân quá lớn, mà trẻ em chiếm chủ yếu".
Một cậu bé đứng trên mái nhà, đang cố thả con diều tự làm trong khu trại Kutupalong
Ảnh: Guardian.