
Lực lượng cứu hộ tiếp tục tìm kiếm nạn nhân cuối cùng bị vùi lấp. Ảnh: Văn Cao.
Theo đó, Sở Y tế tỉnh đã yêu cầu các Trung tâm y tế huyện nhanh chóng để hỗ trợ người dân chống lại bão lũ. Các chuyên gia Khoa Kiểm soát dịch bệnh được điều động xuống cơ sở, theo dõi và báo cáo kịp thời tình hình ngập lụt và dịch bệnh trên địa bàn. Cán bộ phải có trách nhiệm hướng dẫn nhân dân trong vùng ngập thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống.
Sở Y tế tỉnh Cao Bằng cũng yêu cầu các Trung tâm y tế từng địa phương phải giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra sau mưa lũ như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, cảm cúm, các bệnh ngoài da; đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa. Các cơ sở y tế phải bảo đảm đủ nhân lực, thuốc, trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết để cấp cứu, thu dung, điều trị bệnh nhân kịp thời.
Trận mưa lũ lịch sử càn quét khắp miền Bắc từ ngày 27/7 đến 4/8 đã làm thiệt mạng 27 người, hơn 40 người bị thương; nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà trong biển nước… Trong đó tỉnh Cao Bằng thiệt hại về người nhiều nhất, với 3 người chết và nhiều người bị thương.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Văn Lê, Phó giám đốc Sở Y tế Cao Bằng cho biết, mưa lũ đã càn quét một số địa bàn tỉnh, điển hình là vụ sạt lở nghiêm trọng xảy ra ở xã Cần Nông, huyện Thông Nông. Đêm 2/8, hơn một nửa quả đồi với hàng nghìn khối đất đá đã bất ngờ sạt xuống và vùi lấp toàn bộ ngôi nhà của gia đình ông Triệu Sành Khuôn (40 tuổi) khiến 3 người chết và 5 người bị thương. Sở Y tế cùng các ban ngành khác đã chung tay hỗ trợ công tác tìm kiếm nạn nhân, đưa người bị thương tới bệnh viện điều trị kịp thời.
Linh Nga