Cứ đến dịp Trung thu mỗi năm, đường Lương Nhữ Học - Nguyễn Án, quận 5 lại đón một lượng khách lớn từ khắp nơi đổ về. Có người đến đây mua sắm lồng đèn, đầu lân, trống... cũng có những đôi nam nữ hoặc bạn trẻ đến chụp hình lưu niệm.
Các cửa hàng tại đây mở cửa từ sáng đến tối muộn. Để tham quan và khám phá khu phố, bạn có thể gửi xe ở dọc đường Trần Hưng Đạo từ khúc giao Triệu Quang Phục đến Châu Văn Liêm, vòng sang Nguyễn Trãi với giá 15.000 - 20.000 đồng rồi đi bộ.
Cứ đến dịp Trung thu mỗi năm, đường Lương Nhữ Học - Nguyễn Án, quận 5 lại đón một lượng khách lớn từ khắp nơi đổ về. Có người đến đây mua sắm lồng đèn, đầu lân, trống... cũng có những đôi nam nữ hoặc bạn trẻ đến chụp hình lưu niệm.
Các cửa hàng tại đây mở cửa từ sáng đến tối muộn. Để tham quan và khám phá khu phố, bạn có thể gửi xe ở dọc đường Trần Hưng Đạo từ khúc giao Triệu Quang Phục đến Châu Văn Liêm, vòng sang Nguyễn Trãi với giá 15.000 - 20.000 đồng rồi đi bộ.
Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày trăng tròn tháng Tám (24/9 Dương lịch), lượng lồng đèn tiêu thụ tại đây không tăng so với mọi năm. "Khách năm nay thích các lồng đèn truyền thống hơn", chủ một cửa hàng ở đường Nguyễn Án cho biết.
Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày trăng tròn tháng Tám (24/9 Dương lịch), lượng lồng đèn tiêu thụ tại đây không tăng so với mọi năm. "Khách năm nay thích các lồng đèn truyền thống hơn", chủ một cửa hàng ở đường Nguyễn Án cho biết.
Cô Sáu (ngoài 60 tuổi) là một trong những người đầu tiên mở gian bán lồng đèn ở đầu đường Lương Nhữ Học. Cô cho biết, sạp hàng đến nay cũng đã hơn 20 năm. "Cứ mỗi mùa trung thu về, tôi và người thân lại ra đây bán hàng", cô nói.
Cô Sáu cũng cho biết, giá cả của các loại lồng đèn năm nay không có gì khác so với mọi năm. "Tiểu thương có thể mua số lượng nhiều để có giá sỉ. Người đi chơi vãng lai thường chỉ mua một hoặc hai cái nên giá sẽ cao hơn".
Cô Sáu (ngoài 60 tuổi) là một trong những người đầu tiên mở gian bán lồng đèn ở đầu đường Lương Nhữ Học. Cô cho biết, sạp hàng đến nay cũng đã hơn 20 năm. "Cứ mỗi mùa trung thu về, tôi và người thân lại ra đây bán hàng", cô nói.
Cô Sáu cũng cho biết, giá cả của các loại lồng đèn năm nay không có gì khác so với mọi năm. "Tiểu thương có thể mua số lượng nhiều để có giá sỉ. Người đi chơi vãng lai thường chỉ mua một hoặc hai cái nên giá sẽ cao hơn".
Chiếc lồng đèn cầm tay loại nhỏ nhất có giá 15.000 đồng. Giá sẽ tăng tùy theo kích thước và mẫu mã.
Anh Lâm (42 tuổi) đang sống cùng gia đình tại đường Lương Nhữ Học cho biết đã kinh doanh lồng đèn hơn 20 năm. "Năm nay có nhiều thương lái ghé hỏi mua lồng đèn làm bằng tre, giấy bóng kính hơn mọi năm", anh Lâm cho biết.
Anh Lâm (42 tuổi) đang sống cùng gia đình tại đường Lương Nhữ Học cho biết đã kinh doanh lồng đèn hơn 20 năm. "Năm nay có nhiều thương lái ghé hỏi mua lồng đèn làm bằng tre, giấy bóng kính hơn mọi năm", anh Lâm cho biết.
Lồng đèn phong cách Hội An năm nay chiếm ưu thế khi xuất hiện tràn ngập ở nhiều cửa hàng. Loại sản phẩm này được các bạn trẻ rất ưa chuộng, nhiều người còn chọn mua về trang trí cho cửa hàng thời trang.
Lồng đèn phong cách Hội An năm nay chiếm ưu thế khi xuất hiện tràn ngập ở nhiều cửa hàng. Loại sản phẩm này được các bạn trẻ rất ưa chuộng, nhiều người còn chọn mua về trang trí cho cửa hàng thời trang.
Trung thu mỗi năm chỉ có một lần. Chính vì vậy, nhiều gia đình tuy có truyền thống làm hoặc kinh doanh lồng đèn đều có thêm một công việc khác để làm trong năm.
Sạp hàng chị Phụng (33 tuổi) có mặt ở phố lồng đèn lớn nhất Sài Gòn đã hơn 5 năm. Chị bán bánh ướt vào buổi sáng và sau đó, phụ gia đình làm lồng đèn.
Trung thu mỗi năm chỉ có một lần. Chính vì vậy, nhiều gia đình tuy có truyền thống làm hoặc kinh doanh lồng đèn đều có thêm một công việc khác để làm trong năm.
Sạp hàng chị Phụng (33 tuổi) có mặt ở phố lồng đèn lớn nhất Sài Gòn đã hơn 5 năm. Chị bán bánh ướt vào buổi sáng và sau đó, phụ gia đình làm lồng đèn.
Lồng đèn tại cửa hàng của chị đủ mẫu mã, phổ biến là hình cá, ngôi sao, bươm bướm. "Chúng tôi còn làm lồng đèn cỡ đại cho khách đặt riêng, giá một sản phẩm dao động từ 350.000 đồng", chị Phụng cho biết.
Lồng đèn tại cửa hàng của chị đủ mẫu mã, phổ biến là hình cá, ngôi sao, bươm bướm. "Chúng tôi còn làm lồng đèn cỡ đại cho khách đặt riêng, giá một sản phẩm dao động từ 350.000 đồng", chị Phụng cho biết.
Dù vậy, lồng đèn điện tử vẫn được tiêu thụ nhiều. Giá cho dòng sản phẩm này khá phong phú, dao động từ vài chục đến hơn trăm nghìn đồng một chiếc.
Tuy đông người qua lại, lượng khách mua đèn và các vật dụng trang trí trung thu không nhiều. "Hầu hết mọi người đến đây đều để xem không khí trung thu như thế nào và chụp ảnh", chủ một cửa hàng đã hơn 10 năm kinh doanh nói.
Dù vậy, lồng đèn điện tử vẫn được tiêu thụ nhiều. Giá cho dòng sản phẩm này khá phong phú, dao động từ vài chục đến hơn trăm nghìn đồng một chiếc.
Tuy đông người qua lại, lượng khách mua đèn và các vật dụng trang trí trung thu không nhiều. "Hầu hết mọi người đến đây đều để xem không khí trung thu như thế nào và chụp ảnh", chủ một cửa hàng đã hơn 10 năm kinh doanh nói.
Chị Vân (áo dài hồng) và chị Tám (áo dài họa tiết xanh) đến từ Long An là "khách quen" của phố lồng đèn này. "Năm nào tôi cũng cùng con trai đến đây chụp ảnh lưu niệm. Hôm nay, con trai tôi bận nên tôi phải đi cùng người khác", chị Tám chia sẻ.
Sau khi chụp ảnh một vòng, chị Vân mua một chiếc lồng đèn giá 50.000 đồng để làm đạo cụ. "Tôi ra đây chủ yếu cho có không khí nhưng cũng không quên mua đồ ủng hộ các tiểu thương", chị Vân bày tỏ.
Chị Vân (áo dài hồng) và chị Tám (áo dài họa tiết xanh) đến từ Long An là "khách quen" của phố lồng đèn này. "Năm nào tôi cũng cùng con trai đến đây chụp ảnh lưu niệm. Hôm nay, con trai tôi bận nên tôi phải đi cùng người khác", chị Tám chia sẻ.
Sau khi chụp ảnh một vòng, chị Vân mua một chiếc lồng đèn giá 50.000 đồng để làm đạo cụ. "Tôi ra đây chủ yếu cho có không khí nhưng cũng không quên mua đồ ủng hộ các tiểu thương", chị Vân bày tỏ.
Rút kinh nghiệm từ những năm trước, càng về tối lượng khách càng đông nên năm nay, nhiều khách quyết định đi ban ngày để tránh tình trạng chen lấn. Bạn Hồng Đến (sống ở quận 7) cho hay đây là năm thứ hai bạn ra phố lồng đèn chụp ảnh. "Không khí ở đây rất nhộn nhịp và sôi động", Hồng Đến chia sẻ.
Rút kinh nghiệm từ những năm trước, càng về tối lượng khách càng đông nên năm nay, nhiều khách quyết định đi ban ngày để tránh tình trạng chen lấn. Bạn Hồng Đến (sống ở quận 7) cho hay đây là năm thứ hai bạn ra phố lồng đèn chụp ảnh. "Không khí ở đây rất nhộn nhịp và sôi động", Hồng Đến chia sẻ.
Năm nào, anh Dũng (sống ở quận 8) cũng nhận chụp ảnh cho người có nhu cầu. "Năm nay, đơn đặt hàng ít hơn nên tôi có nhiều thời gian hơn để đầu tư cho chất lượng ảnh", ảnh Dũng chia sẻ.
Năm nào, anh Dũng (sống ở quận 8) cũng nhận chụp ảnh cho người có nhu cầu. "Năm nay, đơn đặt hàng ít hơn nên tôi có nhiều thời gian hơn để đầu tư cho chất lượng ảnh", ảnh Dũng chia sẻ.
Phố lồng đèn ở quận 5 cũng là điểm vui chơi được nhiều gia đình có con nhỏ lựa chọn. Nhiều phụ huynh đầu tư áo dài truyền thống hoặc cách tân để chụp ảnh cùng lồng đèn.
Phố lồng đèn ở quận 5 cũng là điểm vui chơi được nhiều gia đình có con nhỏ lựa chọn. Nhiều phụ huynh đầu tư áo dài truyền thống hoặc cách tân để chụp ảnh cùng lồng đèn.
Tới mùa trăng tròn, nhiều gia đình ở quận 5, quận 11 có truyền thống làm lồng đèn bắt đầu vào vụ. Trung bình mỗi gia đình làm 2.000 - 3.000 chiếc để cung cấp cho thị trường. Video: Phong Vinh.
- Đôi vợ chồng ở Sài Gòn làm 3.000 lồng đèn mỗi mùa Trung thu
- Tại sao đến giờ vẫn có người làm lồng đèn truyền thống?
Phong Vinh