Phố Chợ Gạo bị phá hủy trong 60 ngày đêm khói lửa ở Hà Nội (19/12/1946-17/2/1947). Ảnh tư liệu.
Phố Chợ Gạo năm 2014 có chút thay đổi song vẫn giữ lại những đường nét xưa.
Năm 1946, nhà nước Việt Nam non trẻ vừa ra đời phải đối phó với thù trong giặc ngoài. Xác định không thể tránh được cuộc chiến tranh chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Thủ đô Hà Nội nổ phát súng đầu tiên. Suốt 2 tháng kìm chân quân Pháp, nhiều nơi ở phố cổ bị phá hủy tan nát. Những ngôi nhà mặt tiền phố Hàng Gai bị đánh sập. Ảnh tư liệu.
Năm 1946, nhà nước Việt Nam non trẻ vừa ra đời phải đối phó với thù trong giặc ngoài. Xác định không thể tránh được cuộc chiến tranh chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Thủ đô Hà Nội nổ phát súng đầu tiên. Suốt 2 tháng kìm chân quân Pháp, nhiều nơi ở phố cổ bị phá hủy tan nát. Những ngôi nhà mặt tiền phố Hàng Gai bị đánh sập. Ảnh tư liệu.
Ngày nay phố Hàng Gai được kiến thiết lại song đâu đó vẫn nhận ra được nét cổ kính ngày xưa.
Năm 1947, đầu phố Hàng Đào sang Hàng Gai bị phá tan hoang, đổ nát, song người dân đã hoàn thành tốt kế hoạch kìm chân quân Pháp để bộ đội chủ lực rút lui an toàn và tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị kháng chiến. Khi lên đường đêm 17/2/1947, các chiến sĩ đã kéo cờ giương cao khẩu hiệu "Hà Nội thân yêu ơi, chúng tôi sẽ trở lại". Ảnh tư liệu.
Năm 1947, đầu phố Hàng Đào sang Hàng Gai bị phá tan hoang, đổ nát, song người dân đã hoàn thành tốt kế hoạch kìm chân quân Pháp để bộ đội chủ lực rút lui an toàn và tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị kháng chiến. Khi lên đường đêm 17/2/1947, các chiến sĩ đã kéo cờ giương cao khẩu hiệu "Hà Nội thân yêu ơi, chúng tôi sẽ trở lại". Ảnh tư liệu.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 10/10/1954, lực lượng Việt Minh tiếp quản thủ đô. Trong ảnh, quân Pháp chốt ở ngã tư Hàng Bông, Phủ Doãn, Đường Thành trước khi buộc phải rút khỏi Hà Nội. Ảnh tư liệu.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 10/10/1954, lực lượng Việt Minh tiếp quản thủ đô. Trong ảnh, quân Pháp chốt ở ngã tư Hàng Bông, Phủ Doãn, Đường Thành trước khi buộc phải rút khỏi Hà Nội. Ảnh tư liệu.
Cũng thời điểm ấy năm 1954, thực hiện lệnh giới nghiêm, phố Hàng Đào vắng lặng như tờ để quân Pháp rút lui thuận lợi. Trong từng ngôi nhà người người đang háo hức chuẩn bị cờ hoa, kèn trống, bộ quần áo đẹp nhất đón bộ đội trở về. Ảnh tư liệu.
Cũng thời điểm ấy năm 1954, thực hiện lệnh giới nghiêm, phố Hàng Đào vắng lặng như tờ để quân Pháp rút lui thuận lợi. Trong từng ngôi nhà người người đang háo hức chuẩn bị cờ hoa, kèn trống, bộ quần áo đẹp nhất đón bộ đội trở về. Ảnh tư liệu.
Bức ảnh này cho thấy nơi đây vẫn không khác gì phố Hàng Đào thuở trước. Ngày nay phố Hàng Đào là nơi buôn bán sầm uất bậc nhất phố cổ.
Bức ảnh này cho thấy nơi đây vẫn không khác gì phố Hàng Đào thuở trước. Ngày nay phố Hàng Đào là nơi buôn bán sầm uất bậc nhất phố cổ.
Ngày bộ đội trở về, phố Đồng Xuân đã xây dựng lại khang trang, sạch đẹp không như đống đổ nát năm 1947 trong ảnh tư liệu.
Ngày bộ đội trở về, phố Đồng Xuân đã xây dựng lại khang trang, sạch đẹp không như đống đổ nát năm 1947 trong ảnh tư liệu.
Chợ Đồng Xuân hôm nay cũng cờ hoa kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng thủ đô.
Ngày 10/10/1954, đoàn quân ra đi cách đó 9 năm đã trở về. Từ 5h sáng, người dân phố cổ ào ra đường để tận hưởng niềm vui của ngày thủ đô hoàn toàn giải phóng. Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục đông nghịt người dân quần áo chỉnh tề, cờ hoa rực rỡ. Ảnh tư liệu.
Ngày 10/10/1954, đoàn quân ra đi cách đó 9 năm đã trở về. Từ 5h sáng, người dân phố cổ ào ra đường để tận hưởng niềm vui của ngày thủ đô hoàn toàn giải phóng. Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục đông nghịt người dân quần áo chỉnh tề, cờ hoa rực rỡ. Ảnh tư liệu.
Ngày giải phóng thủ đô 10/10/1954 là một ngày nắng đẹp và ngày này sau 60 năm cũng tươi đẹp như thế: "Không thể nói trời không trong hơn/ Và mắt em xanh khác ngày thường/ Khi đoàn quân kéo về mùa thu ấy/ Nhịp trống rung ba mươi sáu phố phường..." (Cảm xúc tháng mười, thơ Tạ Hữu Yên, phổ nhạc Nguyễn Thành).
Ngày giải phóng thủ đô 10/10/1954 là một ngày nắng đẹp và ngày này sau 60 năm cũng tươi đẹp như thế: "Không thể nói trời không trong hơn/ Và mắt em xanh khác ngày thường/ Khi đoàn quân kéo về mùa thu ấy/ Nhịp trống rung ba mươi sáu phố phường..." (Cảm xúc tháng mười, thơ Tạ Hữu Yên, phổ nhạc Nguyễn Thành).
Phan Dương