Rév Miklós là nhiếp ảnh gia Hungary, sinh năm 1906 tại Sátoraljaújhely và mất tại Budapest tháng 5/1998. Ông bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh từ năm 1923. Năm 1957, Rév Miklós là Chủ tịch Hội nhiếp ảnh gia Hungary. Ông có chuyến thăm Hà Nội vào năm 1959. Những bức hình của ông mang đến một góc nhìn chân thực về cuộc sống ở thủ đô hơn 50 năm trước. Trong hình là cảnh trước chợ Đồng Xuân, một trong những chợ lâu đời vẫn còn tồn tại và hoạt động ở thủ đô hiện nay.
Rév Miklós là nhiếp ảnh gia Hungary, sinh năm 1906 tại Sátoraljaújhely và mất tại Budapest tháng 5/1998. Ông bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh từ năm 1923. Năm 1957, Rév Miklós là Chủ tịch Hội nhiếp ảnh gia Hungary. Ông có chuyến thăm Hà Nội vào năm 1959. Những bức hình của ông mang đến một góc nhìn chân thực về cuộc sống ở thủ đô hơn 50 năm trước. Trong hình là cảnh trước chợ Đồng Xuân, một trong những chợ lâu đời vẫn còn tồn tại và hoạt động ở thủ đô hiện nay.
Hà Nội 50 năm trước chưa xuất hiện bóng dáng xe máy. Người dân chủ yếu đi lại bằng xe đạp, xích lô, ôtô hoặc đi bộ. Tấm hình chụp một góc ngã tư Tràng Tiền - Hàng Bài bên bờ hồ Gươm.
Hà Nội 50 năm trước chưa xuất hiện bóng dáng xe máy. Người dân chủ yếu đi lại bằng xe đạp, xích lô, ôtô hoặc đi bộ. Tấm hình chụp một góc ngã tư Tràng Tiền - Hàng Bài bên bờ hồ Gươm.
Một pa-nô cổ động phát triển nông nghiệp cạnh bờ hồ Gươm.
Khi người Pháp đến miền bắc vào năm 1872, con phố trong hình có tên tiếng Pháp là Rue des Voiles. Đến thế kỷ 19, người Hoa Quảng Đông từ khu vực phố Hàng Ngang mở rộng đến tận đây, Hội quán Quảng Đông cũng được lập nên tại phố này. Đến năm 1954, phố được gọi bằng tên tiếng Việt là Hàng Buồm.
Phố Hàng Buồm ngày nay thuộc phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm. Con phố dài gần 300 mét nằm theo hướng Đông - Tây, đầu phía Đông là ngã tư giao cắt với các phố Đào Duy Từ và Mã Mây, đầu phía Tây giao cắt với các phố Hàng Ngang, Hàng Đường và Lãn Ông. Hiện các sản phẩm bán chủ yếu trên phố là bánh kẹo, hạt dưa, hạt bí các loại, cùng với đó là các loại rượu bia, nước giải khát. Du khách đến đây còn có cơ hội thưởng thức các món thịt quay, bún, nộm...
Khi người Pháp đến miền bắc vào năm 1872, con phố trong hình có tên tiếng Pháp là Rue des Voiles. Đến thế kỷ 19, người Hoa Quảng Đông từ khu vực phố Hàng Ngang mở rộng đến tận đây, Hội quán Quảng Đông cũng được lập nên tại phố này. Đến năm 1954, phố được gọi bằng tên tiếng Việt là Hàng Buồm.
Phố Hàng Buồm ngày nay thuộc phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm. Con phố dài gần 300 mét nằm theo hướng Đông - Tây, đầu phía Đông là ngã tư giao cắt với các phố Đào Duy Từ và Mã Mây, đầu phía Tây giao cắt với các phố Hàng Ngang, Hàng Đường và Lãn Ông. Hiện các sản phẩm bán chủ yếu trên phố là bánh kẹo, hạt dưa, hạt bí các loại, cùng với đó là các loại rượu bia, nước giải khát. Du khách đến đây còn có cơ hội thưởng thức các món thịt quay, bún, nộm...
Còn đây là phố Hàng Bạc, nơi nổi tiếng với nghề kim hoàn. Vào thời thuộc Pháp, khoảng cuối thế kỷ 19, phố có tên tiếng Pháp là Rue des changeurs (phố của những người đổi tiền) và được đổi tên thành Hàng Bạc năm 1945.
Hàng Bạc có chiều dài khoảng 500 mét. Một đầu là ngã tư giáp với các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bồ, đầu còn lại giáp phố Hàng Mắm. Hàng Bạc nằm cách Hồ Hoàn Kiếm khoảng 300 mét. Du khách dạo quanh nơi đây sẽ được dịp tham quan và tìm hiểu nghề thủ công truyền thống, mua sắm các sản phẩm là đồ trang sức trơn thuần như nhẫn, khuyên tai, vòng xuyến, vòng bạc.
Còn đây là phố Hàng Bạc, nơi nổi tiếng với nghề kim hoàn. Vào thời thuộc Pháp, khoảng cuối thế kỷ 19, phố có tên tiếng Pháp là Rue des changeurs (phố của những người đổi tiền) và được đổi tên thành Hàng Bạc năm 1945.
Hàng Bạc có chiều dài khoảng 500 mét. Một đầu là ngã tư giáp với các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bồ, đầu còn lại giáp phố Hàng Mắm. Hàng Bạc nằm cách Hồ Hoàn Kiếm khoảng 300 mét. Du khách dạo quanh nơi đây sẽ được dịp tham quan và tìm hiểu nghề thủ công truyền thống, mua sắm các sản phẩm là đồ trang sức trơn thuần như nhẫn, khuyên tai, vòng xuyến, vòng bạc.
Hai ông cháu đang ngồi uống nước tại một hàng vỉa hè trong trung tâm phố cổ.
Cảnh họp chợ hoa đông đúc trên phố Hàng Khoai được nhiếp ảnh gia ghi lại từ góc trên cao.
Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi của một khu vực đô thị có từ lâu đời ở thủ đô, toạ lạc ngoài Hoàng thành Thăng Long. Nơi này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang nét truyền thống riêng biệt. Ngày nay, đây là một trong những điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tại đất Hà thành. Thưởng thức ẩm thực địa phương, các món đặc sản; trải nghiệm không gian cà phê, triển lãm; tìm hiểu lịch sử, văn hoá tại các ngôi chùa, nhà cổ... là những điều không nên bỏ qua.
Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi của một khu vực đô thị có từ lâu đời ở thủ đô, toạ lạc ngoài Hoàng thành Thăng Long. Nơi này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang nét truyền thống riêng biệt. Ngày nay, đây là một trong những điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tại đất Hà thành. Thưởng thức ẩm thực địa phương, các món đặc sản; trải nghiệm không gian cà phê, triển lãm; tìm hiểu lịch sử, văn hoá tại các ngôi chùa, nhà cổ... là những điều không nên bỏ qua.
Nhiều mảng tường vàng, mái ngói đỏ lẫn ô cửa màu xanh lá ngày nay vẫn còn giữ, đem lại cho du khách nhiều cảm xúc hoài niệm khi dạo quanh.
Nhiều mảng tường vàng, mái ngói đỏ lẫn ô cửa màu xanh lá ngày nay vẫn còn giữ, đem lại cho du khách nhiều cảm xúc hoài niệm khi dạo quanh.
Rév Miklós còn được biết đến là một phóng viên ảnh nổi tiếng. Những hình ảnh này được trích từ một cuốn sách ảnh nói về miền Bắc Việt Nam sau Hiệp định Geneve 1954. Sách được xuất bản năm 1960 tại thủ đô Budapest, Hungary. Đồng tác giả của ấn phẩm này là ký giả, nhà ngoại giao và sưu tầm văn hóa Patkó Imre.
Rév Miklós còn được biết đến là một phóng viên ảnh nổi tiếng. Những hình ảnh này được trích từ một cuốn sách ảnh nói về miền Bắc Việt Nam sau Hiệp định Geneve 1954. Sách được xuất bản năm 1960 tại thủ đô Budapest, Hungary. Đồng tác giả của ấn phẩm này là ký giả, nhà ngoại giao và sưu tầm văn hóa Patkó Imre.
Ảnh: Rév Miklós
Di Vỹ