Giải dù lượn "Bay trên Tiên Sa 2018" vừa kết thúc ở Đà Nẵng. Diễn ra trong hai ngày, giải thu hút gần 60 vận động viên dù lượn trong nước và quốc tế đến tham dự. Điểm xuất phát từ độ cao 600 m trên đỉnh bán đảo Sơn Trà. Lợi dụng hướng gió thuận lợi, phi công sẽ chạy đà và thả mình vào không trung.
Giải dù lượn "Bay trên Tiên Sa 2018" vừa kết thúc ở Đà Nẵng. Diễn ra trong hai ngày, giải thu hút gần 60 vận động viên dù lượn trong nước và quốc tế đến tham dự. Điểm xuất phát từ độ cao 600 m trên đỉnh bán đảo Sơn Trà. Lợi dụng hướng gió thuận lợi, phi công sẽ chạy đà và thả mình vào không trung.
Năm nay, giải có sự góp mặt của phi công nổi tiếng thế giới người Nepal Mr. Babu, người đầu tiên bay từ đỉnh Everest, và nhóm giáo viên trường dù lượn người Nhật. Ngoài ra giải còn có các đội đến từ Lào, Thái Lan, Hàn Quốc, Anh và Đức.
Năm nay, giải có sự góp mặt của phi công nổi tiếng thế giới người Nepal Mr. Babu, người đầu tiên bay từ đỉnh Everest, và nhóm giáo viên trường dù lượn người Nhật. Ngoài ra giải còn có các đội đến từ Lào, Thái Lan, Hàn Quốc, Anh và Đức.
Hay chao mình biểu diễn trên những mũi đá Sơn Trà.
Những cánh rừng rậm rạp, biển xanh, cát trắng tạo cảm hứng cho các phi công thi đấu.
Các phi công "xếp hình" trên bầu trời trong sự thích thú của người xem.
Năm 2017, tại Đà Nẵng cũng đã diễn ra giải "Bay trên Tiên Sa", thu hút 100 phi công tham gia. Năm nay, Sở Văn hóa và Thể thao đã ủy quyền CLB Dù lượn Đà Nẵng chịu trách nhiệm chuyên môn tổ chức giải.
Các phi công "xếp hình" trên bầu trời trong sự thích thú của người xem.
Năm 2017, tại Đà Nẵng cũng đã diễn ra giải "Bay trên Tiên Sa", thu hút 100 phi công tham gia. Năm nay, Sở Văn hóa và Thể thao đã ủy quyền CLB Dù lượn Đà Nẵng chịu trách nhiệm chuyên môn tổ chức giải.
Một phi công bay trên đô thị Đà Nẵng. Quãng đường thi đấu dài 2,5 km từ điểm xuất phát tính đến bãi hạ cánh ở bãi biển Thọ Quang.
Một phi công bay trên đô thị Đà Nẵng. Quãng đường thi đấu dài 2,5 km từ điểm xuất phát tính đến bãi hạ cánh ở bãi biển Thọ Quang.
Các vận động viên ghi điểm theo khoảng cách tính bằng cm, từ điểm chạm đất đầu tiên của cơ thể trong phạm vi mép đĩa đặt tại tâm đến điểm xa nhất là 5 m. Khu vực đo tính điểm được đánh dấu bằng các vòng 2,5 m và 5 m.
Các vận động viên ghi điểm theo khoảng cách tính bằng cm, từ điểm chạm đất đầu tiên của cơ thể trong phạm vi mép đĩa đặt tại tâm đến điểm xa nhất là 5 m. Khu vực đo tính điểm được đánh dấu bằng các vòng 2,5 m và 5 m.
Ngoài bay đơn, các phi công còn thực hiện màn bay đôi để tạo điều kiện cho người thích trải nghiệm cảm giác mạnh.
Ngoài bay đơn, các phi công còn thực hiện màn bay đôi để tạo điều kiện cho người thích trải nghiệm cảm giác mạnh.
Niềm vui của một phi công khi hoàn thành bài thi. Các vận động viên tự thu dọn dù sau khi hạ cánh.
Nguyễn Đông
- Kinh nghiệm nhảy dù lượn Đà Nẵng cho người ưa mạo hiểm
- Du khách Trung Quốc ép con gái hai tuổi chơi dù lượn