Chủ tịch câu lạc bộ Frankfurt khi sang Việt Nam tháng 5 vừa qua (có trận giao hữu giữa tuyển VN và Frankfurt) đã vô cùng bất ngờ khi Đức có biệt danh này. Ông đã nói rằng "có lẽ chỉ Việt Nam gọi Đức như vậy". Vậy biệt danh của Đức được sử dụng bấy lâu hóa ra lại chỉ có Việt Nam quen gọi. Biệt danh thật sự của Đức là "Mannschaft" - đội bóng, ám chỉ tinh thần đoàn kết của Đức
Điều này buộc mình phải suy nghĩ phải chăng các đội bóng khác cũng bị xuyên tạc như vậy.
Và 1 sự thật dường như đang được phơi bày. Chúng ta bắt đầu từ Brazil và Argentina.
Hai biệt danh mà chúng ta quen gọi "vũ công samba" và "vũ công tango" nếu bạn thử tìm trên google "samba" và "Brazil national football team" thì hóa ra 2 từ này không liên quan đến nhau. Điểm chung duy nhất là chúng cùng đặc trưng cho Brazil. Các nhà báo nước ngoài khi nói đến Brazil cũng không dùng từ "vũ công samba". Điều tương tự xảy ra với Argentina và "tango".
Hai biệt danh chính thức (official) của 2 đội này là Brazil- Selecao (Selection- Sự lựa chọn (Của chúa trời) ) và Argentina - Argentina (La Albiceleste (White and Sky blue) - bầu trời trắng xanh.
Và biệt danh chính thức của Tây Ban Nha là 2 biệt danh La Roja (The Red One)- một màu đỏ và La Furia Roja (The Red Fury)- sự dữ dội màu đỏ chứ không phải "các chú bò tót" nào ở đây cả.
Với 3 đội này, chúng ta hoàn toàn có thể thông cảm cho những chuyên gia sáng tạo của bóng đá Việt Nam. Vì họ đang dùng văn hóa của nước đó làm biệt danh cho đội bóng.
Tuy nhiên, với các nước này, mỗi đội bóng cũng đã là văn hóa riêng biệt. Nếu bạn search trên wikipedia, hãy gõ tên mỗi nước vừa kể trên, ngay dưới tên nước sẽ là ".... national football team"; có nghĩa những nước đó lấy bóng đá làm tự hào, và không nên lầm lẫn những nền văn hóa khác với bóng đá vì đơn giản bóng đá đã là một nền văn hóa.
Nhưng cũng có trong đó những sáng tạo riêng biệt của Việt Nam.
Pháp hay được người Việt gọi là những "chú gà trống Gô-loa". Biệt danh thực sự của Pháp là "The Blues" hay Les Tricolores ("The Tri-colors"). Biệt danh "gà trống" này có lẽ được người Việt áp chảo cho đội Pháp từ sau France 98 khi người Pháp lấy "gà trống Gô loa" làm biểu tượng cho WC năm đó. Đội bóng đá Pháp được gọi là gà trống từ France 98 là cách gọi chỉ của người Việt Nam.
"Cơn lốc màu da cam" Hà Lan - biệt danh này thì những người hâm mộ túc cầu Việt Nam ko xa lạ gì, hóa ra lại là sự sáng tạo khác của người Việt Nam
Đội tuyển Hà Lan có rất nhiều biệt danh như: "Orange" (da cam);"The Flying Dutchmen" -Những người Hà Lan bay"; "Orange Alert - Sự nguy hiểm da cam". "Clockwork Orange" (Bộ máy da cam - đây mới là cái tên chính thức dành cho Hà Lan từ khi Hà Lan khai sáng lối bóng đá tổng lực WC 1974 ... chứ không phải cơn lốc). Vậy là biệt hiệu này không phải do văn hóa mà đơn thuần là của những "chuyên gia bóng đá" Việt Nam.
Vậy Việt Nam sáng tạo thế, người nước ngoài có thích không nếu họ biết. Có lẽ sẽ có 1 số thích, nhưng 1 số thì sẽ không. Điều đó là hoàn toàn có cơ sở khi vị chủ tịch Frankfurt khi nhắc đến biệt danh "xe tăng" của tuyển Đức sau sự bất ngờ ban đầu đã nói thẳng "tôi không thích biệt danh này"; "nó gợi sự nặng nề và cả chiến tranh". Thế đấy, một biệt danh mà không người Đức nào biết, rồi ít người thích, chúng ta có nên dùng ra rả không?
Chúng ta nên thông cảm, vì như SEA Games 22, Việt Nam chúng ta lấy biểu tượng là chú Trâu. Nhưng hãy tưởng tượng nếu Việt Nam đạt tầm thế giới. Có 1 Bình luận viên nào đó nước ngoài nói: "Oh, những chú Trâu Việt Nam đang ra sân". Bạn sẽ nghĩ thế nào đây?
Tuy nhiên những biệt danh này cũng khiến cho bóng đá thú vị hơn, các nhà báo viết bài có thể tránh bị lặp từ khi viết về các đội này. Các biệt danh cũng giúp chúng ta hiểu hơn về văn hóa các nước này cũng như thể hiện sự sáng tạo của người Việt Nam
Có điều nếu bạn xem bóng đá cũng những người nước ngoài, xin hãy tra wikipedia trước, vì nếu biệt danh của Việt Nam phù hợp tai của những người đó thì không sao, nhưng nếu trái tai, thì rất có thể bạn sẽ ...quê một cục.
Hoàng Đình Tuyên