![]() |
Gà chết được phát hiện ở chợ Long Biên. Ảnh: Anh Tuấn |
Tại chợ Long Biên, đoàn kiểm tra đã thu giữ và xử lý gần 100 gia cầm chết, chợ Vĩnh Tuy cũng có 12 gà chết được bày bán, chợ Thủ Lệ cũng phát hiện được và xử lý 20 gà chết. Còn tại chợ Hợp Nhất (Yên Hoà, Cầu Giấy), đội kiểm tra đã phát hiện một phụ nữ đang vận chuyển một lồng gà chết đến tiêu thụ. Theo lời khai của chủ hàng, số hàng trên có nguồn gốc từ Ba Vì (Hà Tây).
Tuy nhiên, theo bà Thuý, số gia cầm chết bị phát hiện chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với số thực bán trên thị trường. Đặc biệt, chúng được bày bán dưới dạng hàng làm sẵn. Trưa qua, tại chợ Trung Văn (Từ Liêm) nhân viên thú y đã phát hiện hơn 20 đầu gà chết đã xám ngoét. Thân gà, lòng, mề đã được chia bán tại nhiều sạp hàng trong chợ.
Tại một số chợ trung tâm thành phố như chợ Mơ, Đồng Tâm chưa phát hiện gia cầm chết được bày bán, nhưng theo cơ quan chức năng, chất lượng gia cầm làm sẵn cũng rất đang lo ngại. Tại chợ Đồng Tâm, giá gà ta trong chuồng 32.000 đồng/kg nhưng gà làm sẵn cũng chỉ 33.000 đồng/kg. Một chủ hộ kinh doanh cho biết: "Sắp Tết, các loại gà ta đang được giá. Chỉ những con bị ốm, bệnh, chủ hàng mới phải thịt, bán rẻ cho các hàng gà làm sẵn".
Theo TS Vương Chất, Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán xét nghiệm và phòng, trị bệnh động vật (Chi cục Thú y Hà Nội), các chợ đầu mối là khu vực có nguy cơ nhiễm, lây truyền dịch bệnh rất cao, nhưng việc kiểm soát gia cầm rất khó, đặc biệt với các loại làm sẵn vì hoạt động giết mổ thường tiến hành vào ban đêm. Gia cầm chết còn dễ phát hiện, còn đối với loại bị bệnh, đang "ngắc ngoải" được bán dưới dạng thịt thì đoàn kiểm tra cũng đành chịu. Hiện nay, mỗi ngày Hà Nội tiêu thụ khoảng 10 tấn gia cầm, chủ yếu được phân phối tại các chợ đầu mối. Chỉ riêng khu vực chợ Đền Lừ đã có tới 10 hộ kinh doanh gia cầm làm sẵn với số lượng 1.500-2.000 con mỗi ngày.
Đường dây nóng phát hiện gia cầm bệnh: |
Sáng nay, Chi cục Thú y đã dùng vôi tẩy rửa toàn bộ khu vực chợ Long Biên và một số chợ đầu mối khác. Các đội thú y, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, ban quản lý chợ trên địa bàn thành phố cũng tăng cường kiểm dịch gia súc, gia cầm sống và thực phẩm có nguồn gốc từ động vật vào địa phương. Nếu phát hiện gia cầm có bệnh cúm, các đội sẽ tiêu huỷ ngay. Trong trường hợp để xảy ra tình trạng gà, gia cầm chết, ốm bày bán tại, chợ, đội trưởng thú y sẽ bị kỷ luật. Theo bà Thuý, lực lượng thú y hiện chỉ có 225 người, còn quá mỏng so với yêu cầu công việc. Do vậy, Chi cục đã thành lập các đường dây nóng để nhận sự giúp đỡ của nhân dân thủ đô.
Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội Phạm Bá Dục cho VnExpress biết, cơ quan này đã nhận được công văn của cơ quan thú y đề nghị phối hợp kiểm soát việc tiêu thụ, vận chuyển gia cầm trên địa bàn thành phố. 15h chiều nay, đoàn liên ngành sẽ tiến hành kiểm tra các trang trại nuôi tập trung, những nơi cung cấp gà giống, thức ăn gia cầm tại các huyện Đông Anh, Sóc Sơn và Từ Liêm.
UBND Hà Nội vừa có công điện khẩn yêu cầu các sở, ngành chức năng, UBND các quận, huyện phối hợp tăng cường kiểm tra, phát hiện những trường hợp đưa gia cầm nhiễm bệnh và thịt gia cầm chết về tiêu thụ trên thị trường Hà Nội. Các hộ kinh doanh thực phẩm tươi sống, hộ kinh doanh ăn uống, các cơ quan, trường học, bệnh viện phải cam kết không bán, không sử dụng gia cầm nhiễm bệnh và thịt gia cầm chết.
Việt Anh - Thiên Đức