Phát hiện trên được Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ (NAS) mới công bố ở báo cáo mới đây, trong quá trình họ khảo sát bằng laser từ tháng 4 năm ngoái trên diện tích 370 km2 ở khu quanh Angkor, kinh đô của đế quốc Khmer cổ đại, theo CNN.
Tuần trước các nhà khoa học công bố sự tồn tại của một thành phố lớn thời Trung cổ bên dưới lớp rừng dày đặc trên các ngọn núi ở gần khu Angkor hiện tại.
Đối với nhiều nhà khảo cổ, việc tìm thấy các thành phố mới này là thành quả đáng chú ý của một đời nghiên cứu, vì vậy họ bắt đầu sử dụng công nghệ LiDAR - một công nghệ quét laser hiện đại, và họ pân tích ánh sáng phản xạ vào quá trình tìm kiếm. Công nghệ này sử dụng để quét mặt đất từ trên không, tại những nơi rừng rậm dày đặc gây khó khăn cho quá trình tìm kiếm trên mặt đất của các nhà khảo cổ, với mục đích đẩy nhanh tốc độ tìm kiếm.
Công nghệ LiDAR được trang bị trên các máy bay trực thăng với tốc độ quét một triệu nhịp trên 4 giây. Các dữ liệu thu thập được qua những lần quét giúp nó cung cấp thông tin chính xác hơn cho các nhà khảo cổ, từ đó họ dễ dàng thấy được thành phố cổ nằm bên dưới những tán cây rừng dày đặc qua các bản đồ mô phỏng sau khi quét laser.
Theo Tiến sĩ Damian Evans, nhà khảo cổ học người Australia, người tham gia dự án, công nghệ LiDAR giúp tìm kiếm những phần còn trống trên bản đồ của khu Angkor, những phần nằm trong rừng bên ngoài thành lũy Angkor Wat hiện tại.
Kể từ khi khu Angkor Wat được phát hiện bởi nhà tự nhiên học Henri Mouhot vào năm 1860 thì đến nay, toàn khu vự này mới được các nhà khoa học quay trở lại để tìm kiếm những phần còn lại bằng những công nghệ hiện đại nhất bây giờ.
Hiện Angkor Wat là một địa điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng của Siem Reap và Camphuchia nói chung, với một triệu du khách đến vào năm 2012.
Đức Huy