Thử nghiệm được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu đến từ đại học Cambridge, trên mẫu pin - loại pin vốn đang được dùng trên hầu hết smartphone. Theo đó, hệ thống này được phát triển với chi phí thấp, hoạt động dựa trên phương án tối ưu chu kỳ sạc cho pin, giúp sạc nhanh hơn và không gây nên hiện tượng quá nhiệt.
Người đứng đầu dự án - Tiến sĩ Ashkay Rao từ phòng thí nghiệm Cavendish của Cambridge cho biết: Có các giới hạn tốc độ khác nhau đối với pin lithium-ion, tùy thuộc vào việc nó đang sạc hay đang xả.
"Tốc độ nạp điện phụ thuộc vào tốc độ các ion lithium đi qua những hạt vật chất hoạt động. Tốc độ phóng điện phụ thuộc và tốc độ các ion này được ra các cạnh. Nếu kiểm soát được hai yếu tố này, chúng ta có thể khiến cho pin lithium-ion sạc nhanh hơn rất nhiều", Tiến sĩ Ashkay Rao khẳng định.
Từ việc quan sát các thay đổi trong chu kỳ sạc và xả của pin lithium-ion, các nhà khoa học đã tìm ra cách để tăng tốc độ của chu kỳ này. "Kỹ thuật từ phòng thí nghiệm này cho phép chúng tôi có thể bắt kịp hoạt động bên trong của một viên pin", Tiến sĩ Christoph Schnedermann, từ Phòng thí nghiệm Cavendish, cho biết.
"Đáng ngạc nhiên khi chúng ta có thể nhìn thấy những ranh giới trong một chu kỳ sạc theo thời gian thực. Đây là một phần quan trọng trong lời giải cho việc phát triển thế hệ pin tiếp theo", ông nói.
Theo công bố của các nhà khoa học, pin lithium-ion có thể được nạp 100% năng lượng trong vòng 5 phút. Tuy nhiên, kết quả này mới dừng ở mức nghiên cứu.
Các nhà sản xuất điện thoại hiện nay cũng đang đua nhau trong cuộc đua về tốc độ sạc pin. Mới đây nhất, giải pháp sạc HyperCharge 200W của Xiaomi cho phép sạc 100% viên pin 4.000 mAh trong 8 phút. Tuy nhiên, công nghệ này mới được áp dụng trên một chiếc Mi 11 đã được tùy biến, chưa được đưa thị trường một cách chính thức.
Lưu Quý