Các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sỹ ETH Zurich và trường đại học Miami, Mỹ, đã nghiên cứu các xoáy nước đại dương và phát hiện một vài trong số đó có đường kính lên đến 150 km. Những xoáy nước này liên tục xoay và trôi qua Đại Tây Dương.
Thông qua quan sát hình ảnh vệ tinh và tính toán toán học, các nhà khoa học đã xác định được ranh giới, nơi bắt đầu và kết thúc của mỗi xoáy nước. Qua đó, họ nhận thấy rằng các xoáy nước cũng tương tự như lỗ đen trong không gian. Điều này cũng có nghĩa là các xoáy nước trong lòng đại dương cũng hút vật chất ở gần và không để chúng thoát ra.
Ánh sáng không đi vào các hố đen trong không gian, nhưng sẽ uốn cong thành các vòng tròn ở xung quanh. Tuy nhiên, điều tương tự không xảy ra với các xoáy nước đại dương. Nước không bị hút vào, mà quay xung quanh "lỗ đen đại dương". Các nhà khoa học phát hiện được 7 xoáy nước trôi qua đại dương trong một năm mà không mất đi một giọt nước nào.
Việc nghiên cứu các xoáy nước có thể giúp chúng ta hiểu hơn về các lỗ đen trong không gian. Những xoáy nước lớn này có thể thực hiện chức năng vận chuyển dòng nước muối ấm từ các vùng xích đạo lên phía bắc. Nhờ đó, chúng có thể cân bằng tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu ở các đại dương.
Hố đen vũ trụ từ lâu là chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học. Mặc dù chưa ai từng nhìn thấy hố đen một cách trực tiếp, nhưng chúng ta hoàn toàn chắc chắn rằng chúng có tồn tại.
Video các lỗ đen ở đại dương
Thùy Linh (Video: Youtube)