Các nhà khoa học đã khai quật được hóa thạch trên tại khu vực Ledi-Geraru ở bang Afar, phía bắc Ethiopia. Trước đây, hóa thạch người cổ nhất được biết đến có niên đại khoảng 2,3-2,4 triệu năm. Phát hiện này giúp đẩy lùi lịch sử tiến hóa của nhân loại vào quá khứ khoảng 400 nghìn năm.
"Ba triệu năm trước đây, loài người đương đối giống khỉ, sống trên cây và đi bằng hai chân", Brian Villmoare, nhà nghiên cứu ở Đại học Nevada Las Vegas, dẫn đầu nghiên cứu hóa thạch vừa tìm thấy cho biết. "Họ sống trong rừng, có bộ não nhỏ, không ăn thịt hay sử dụng công cụ".
"Sau hai triệu năm, loài người có bộ não lớn, sử dụng công cụ đá và ăn thịt. Do đó, giai đoạn chuyển tiếp này cực kỳ quan trọng về mặt tiến hóa của con người".
Villmoare và cộng sự cho rằng hóa thạch xương răng người vừa được tìm thấy có thể là tổ tiên chung của hai dòng người tách biệt phân chia khoảng 2,3 triệu năm trước, một dòng ở lại Ethiopia và dòng kia đi sang Tanzania.
Theo Discovery News, vì chỉ tìm thấy một mẩu xương răng hàm dưới nên các nhà khoa học không thể cho biết thêm về phần cơ thể còn lại của cá thể này.
"Tuy nhiên", Villmoare nói thêm, "mẩu xương có những yếu tố cho thấy răng hàm dưới đã thu nhỏ lại, phù hợp cho việc thích nghi tiến hóa sang chi Người".
Hồng Hạnh