Đây là một trong những điểm sửa đổi đáng chú ý tại Nghị định quy định xử phạt hành chính về quản lý rừng. Cụ thể, mức phạt cao nhất là 500 triệu đồng với các hành vi sở hữu tang vật của động vật rừng hoặc bộ phận dẫn xuất của chúng. Với các tổ chức thì mức phạt cho hành vi trên là 1 tỷ đồng.
Trường hợp nuôi động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý hiếm hoặc các động vật hoang dã khác nhưng vi phạm quy định về tiêu chuẩn chuồng, trại nuôi bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng. Nghị định có hiệu lực từ ngày 25/12.
Việt Nam được đánh giá là một trong số 10 quốc gia giàu đa dạng sinh học nhất thế giới, với sự hiện diện của 10% số loài được biết đến trên thế giới, trong khi diện tích lãnh thổ chiếm chưa đến 1% diện tích trái đất. Tuy nhiên, hiện nhiều loài ở Việt Nam đang suy giảm nhanh chóng do sự phát triển kinh tế, diện tích rừng tự nhiên mất dần. Việc tiêu thụ động vật hoang dã cũng đang là một trong những mối đe dọa lớn tới công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam và các quốc gia lân cận.
Hương Thu