Ngày 9/5, Pháp Vương Gyalwang Drukpa, Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa cùng Tăng đoàn Truyền thừa Drukpa đại diện Phật giáo Ấn Độ đã tới Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) để tham gia đàn lễ kéo dài 2 ngày, vì mục đích tịnh hóa môi trường, cầu siêu vong linh, cầu quốc thái dân an và hòa bình thế giới trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak 2014.
Ngày 9/5, Pháp Vương Gyalwang Drukpa, Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa cùng Tăng đoàn Truyền thừa Drukpa đại diện Phật giáo Ấn Độ đã tới Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) để tham gia đàn lễ kéo dài 2 ngày, vì mục đích tịnh hóa môi trường, cầu siêu vong linh, cầu quốc thái dân an và hòa bình thế giới trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak 2014.
Ngay khi đặt chân tới Hoàng thành, Pháp Vương đã tới thắp hương trong điện Kính Thiên - nơi linh thiêng bậc nhất Hoàng thành. Đây cũng là nơi thờ phụng 52 vị vua thuộc 4 triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc.
Ngay khi đặt chân tới Hoàng thành, Pháp Vương đã tới thắp hương trong điện Kính Thiên - nơi linh thiêng bậc nhất Hoàng thành. Đây cũng là nơi thờ phụng 52 vị vua thuộc 4 triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc.
Đại lễ cầu siêu diễn ra trên một đàn pháp lớn trước cổng Đoan Môn của Hoàng thành Thăng Long. Đức Pháp Vương cùng Nhiếp Chính Vương và tăng đoàn Drukpa thực hiện các nghi lễ tâm linh.
Phát biểu khai mạc Đại lễ, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn bày tỏ: "Mong nguyện với sự cầu nguyện của chư tôn đức tăng, ni Việt Nam, sự hiện diện gia trì của Đức Pháp Vương và Tăng đoàn, nương ánh sáng từ bi trí tuệ của Phật pháp, nước Việt Nam sẽ được hoà bình thịnh vượng, trăm họ đều hạnh phúc an vui".
Đại lễ cầu siêu diễn ra trên một đàn pháp lớn trước cổng Đoan Môn của Hoàng thành Thăng Long. Đức Pháp Vương cùng Nhiếp Chính Vương và tăng đoàn Drukpa thực hiện các nghi lễ tâm linh.
Phát biểu khai mạc Đại lễ, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn bày tỏ: "Mong nguyện với sự cầu nguyện của chư tôn đức tăng, ni Việt Nam, sự hiện diện gia trì của Đức Pháp Vương và Tăng đoàn, nương ánh sáng từ bi trí tuệ của Phật pháp, nước Việt Nam sẽ được hoà bình thịnh vượng, trăm họ đều hạnh phúc an vui".
Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa thực hiện các nghi lễ cầu siêu bên cạnh Pháp Vương. Ngài là một trong những đệ tử chân truyền và bậc kế thừa tâm linh của Đức Pháp Vương. Ngài cũng được kính ngưỡng là bậc hóa thân Bồ tát trong truyền thống Kim cương thừa.
Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa thực hiện các nghi lễ cầu siêu bên cạnh Pháp Vương. Ngài là một trong những đệ tử chân truyền và bậc kế thừa tâm linh của Đức Pháp Vương. Ngài cũng được kính ngưỡng là bậc hóa thân Bồ tát trong truyền thống Kim cương thừa.
Kim cương chử, vật biểu trưng cho tính nhị nguyên đối đãi của hình tướng ngoại vật trong các phái Kim cương thừa trên tay một vị sư.
Kim cương chử, vật biểu trưng cho tính nhị nguyên đối đãi của hình tướng ngoại vật trong các phái Kim cương thừa trên tay một vị sư.
Màn múa của vũ điệu triệu thỉnh Kim cương Hộ pháp được các vị sư thực hiện.
Theo Đức Pháp Vương, đạo Phật là giáo lý của trí tuệ và tình yêu thương, là bản chất của vũ trụ và cũng là giải pháp giúp chúng ta chuyển hoá khổ đau, siêu vượt luân hồi sinh tử. Khoá lễ cầu an và cầu siêu hôm nay ý nghĩa như thế nên các Phật tử hãy cùng hướng tâm thanh tịnh, thực hành Phật pháp vì lợi ích chúng sinh, thỉnh nguyện chư hương linh ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ, anh hùng liệt sĩ, nạn nhân thiên tai cùng đến trước đàn tràng để được siêu thoát.
Theo Đức Pháp Vương, đạo Phật là giáo lý của trí tuệ và tình yêu thương, là bản chất của vũ trụ và cũng là giải pháp giúp chúng ta chuyển hoá khổ đau, siêu vượt luân hồi sinh tử. Khoá lễ cầu an và cầu siêu hôm nay ý nghĩa như thế nên các Phật tử hãy cùng hướng tâm thanh tịnh, thực hành Phật pháp vì lợi ích chúng sinh, thỉnh nguyện chư hương linh ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ, anh hùng liệt sĩ, nạn nhân thiên tai cùng đến trước đàn tràng để được siêu thoát.
Di ảnh một liệt sĩ được người thân cầm trên tay trong lễ cầu siêu với mong muốn oan hồn tử sĩ nếu chưa siêu thoát sẽ được dẫn dắt tới trước đàn tràng, khai thị giáo pháp, tịnh hóa nghiệp chướng, ban truyền quán đỉnh và chuyển di tâm thức, nhờ đó mà xả bỏ chấp trước, giải thoát và vãng sinh về cõi Phật.
Di ảnh một liệt sĩ được người thân cầm trên tay trong lễ cầu siêu với mong muốn oan hồn tử sĩ nếu chưa siêu thoát sẽ được dẫn dắt tới trước đàn tràng, khai thị giáo pháp, tịnh hóa nghiệp chướng, ban truyền quán đỉnh và chuyển di tâm thức, nhờ đó mà xả bỏ chấp trước, giải thoát và vãng sinh về cõi Phật.
Nhiều khóa lễ dự kiến diễn ra trong hai ngày 9-10/5.
Gần trưa, dù thời tiết nắng nóng, hàng nghìn Phật tử vẫn kiên trì ngồi dự đại lễ, chăm chú nghe Pháp vương giảng pháp.
Gần trưa, dù thời tiết nắng nóng, hàng nghìn Phật tử vẫn kiên trì ngồi dự đại lễ, chăm chú nghe Pháp vương giảng pháp.
Nghi lễ phóng sinh như lời nguyện cầu cho hòa bình thế giới.
Quý Đoàn - Anh Huy