Điểm a khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013, hành vi “không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định” có thể bị phạt tiền 3-5 triệu đồng
Bên cạnh đó, hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 152 Bộ luật hình sự hiện hành về tội Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.
Điều luật này quy định: “Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Việc từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ bị xử lý hình sự khi việc từ chối hoặc trốn tránh đó gây hậu quả nghiêm trọng như làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng ốm đau, bệnh tật, nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng… hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi này mà còn tiếp tục vi phạm.
Như vậy, hành vi cố tình trốn tránh trách nhiệm cấp dưỡng cho con chung của người chồng cũ có thể bị xử phạt hành chính 3-5 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp tại Điều 152 Bộ luật hình sự hiện hành theo các quy định viện dẫn ở trên.
Luật sư, thạc sĩ Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội.