Trong trường hợp giấy khai sinh của người con có ghi rõ phần cha, dù cha mẹ không phải vợ chồng nhưng người cha vẫn được pháp luật thừa nhận là cha đẻ. Theo đó, khi cha chết người con sẽ được thừa kế tài sản theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.
Trường hợp thừa kế theo di chúc, người con sẽ được hưởng một phần hoặc toàn bộ tài sản mà người cha định đoạt trong di chúc.
Nếu người cha chết mà không để lại di chúc hoặc để lại di chúc không hợp pháp, di sản sẽ được phân chia theo pháp luật.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 676 Bộ Luật Dân sự 2005, hàng thừa kế thứ nhất bao gồm “vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Người con ngoài giá thú không thuộc hàng thứ nhất, nên sẽ được hưởng một phần di sản của cha để lại (những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần thừa kế bằng nhau).
Nếu giấy khai sinh của người con để trống phần cha, đồng nghĩa người con chưa được pháp luật thừa nhận cha đẻ.
Do vậy, để người con được hưởng di sản thừa kế người cha phải lập di chúc (di chúc hợp pháp) định đoạt cho người con một phần hoặc toàn bộ di sản.
Nếu di chúc không hợp pháp, người mẹ hoặc người con (trường hợp người con đã đủ 18 tuổi) cần phải tiến hành các thủ tục nhận cha trước khi làm thủ tục để hưởng thừa kế.