Giờ sắp ly hôn, tôi muốn giành quyền nuôi con liệu có được không khi thằng bé không cùng huyết thống với mình?
Luật sư trả lời
Theo Luật hôn nhân và gia đình, việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm được gọi là sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Vì thế việc xác định cha, mẹ được thực hiện theo quy định tại điều 88 như sau:
- Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
- Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
- Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
Việc anh chị kết hôn và sinh con trong thời kỳ hôn nhân thông qua kỹ thuật thụ tinh nhân tạo thì đứa trẻ được xem là con chung của vợ chồng anh chị. Do đó, anh hoàn toàn có quyền giành quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được thực hiện theo quy định tại điều 81. Cụ thể, vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Thạc sĩ, Luật sư Vũ Quang Bá
Công ty Luật TNHH Khải Hưng