Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 25/12, Việt Nam đã tiếp nhận 181,5 triệu liều vaccine phòng Covid-19, với gần 98% dân số trên 18 tuổi đã tiêm ít nhất một liều, trong đó hơn 86% đã tiêm đủ hai liều vaccine. Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để đạt được độ bao vaccine cho những đối tượng trong độ tuổi chỉ định tiêm chủng.
Tiêm đủ các mũi vaccine giúp phòng chống Covid-19, giảm nguy cơ bệnh trở nặng và tỷ lệ tử vong, góp phần tạo ra miễn dịch cộng đồng.
Các phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine Covid-19
Theo thông tin từ Bộ Y tế, sau khi tiêm vaccine Covid-19 có thể xảy ra tác dụng phụ, tùy vào cơ thể mỗi người mà sẽ có những triệu chứng khác nhau như: trên cánh tay vùng được tiêm xảy ra triệu chứng đau nhức, mẩn đỏ, sưng tấy. Phản ứng phụ có thể sẽ xảy ra trên các phần còn lại của cơ thể: đau đầu, đau cơ, sốt, ớn lạnh, buồn nôn mệt mỏi.
Theo các chuyên gia y tế, đa phần các triệu chứng trên gây ra cảm giác khó chịu, không thoải mái. Khi sốt hoặc đau nhức, cơ thể mệt mỏi và ảnh hưởng đến các công việc hằng ngày. Đối với phần lớn người sau khi tiêm, các triệu chứng trên thường nhẹ như cảm cúm thông thường hoặc chỉ xảy ra trong vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp cơ thể phản ứng mạnh hơn khiến cơ thể mệt mỏi 2-3 ngày.
Cách giảm tác dụng phụ sau tiêm vaccin Covid-19
Dưới đây là một số gợi ý giúp giảm sự khó chịu và có thể hoạt động, sinh hoạt sau khi tiêm ngừa Covid 19.
- Trước khi chích ngừa, mỗi người cần phải có sự chủ động tìm hiểu thông tin về vaccine. Cán bộ tiêm chủng cần phải được nhận thông báo của bạn về tình hình sức khỏe hiện tại, bệnh lý nền và các thuốc đang sử dụng, tiền sử dị ứng.
- Người tiêm vaccine cần có chế độ ăn uống cân đối và đầy đủ các chất dinh dưỡng: tăng cường rau xanh và trái cây tươi, đặc biệt các loại cung cấp nhiều vitamin C, vitamin B, tăng cường sức khỏe và khả năng miễn dịch.
- Ngủ đủ giấc, bổ sung đủ nước là điều đơn giản và cần thiết nhất cho cơ thể mỗi người. Ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến ảnh hưởng bất lợi cho hệ thống miễn dịch.
- Cơ thể cần có thời gian để nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc hoặc vận động nặng ngay sau tiêm.
- Theo bác sĩ Tống Thanh Hải (công tác tại Viện Bỏng Quốc gia), khi sử dụng các loại thuốc không kê toa như paracetamol, ibuprofen, kháng histamin... để giảm cảm giác đau hoặc khó chịu sau tiêm cần có sự trao đổi với nhân viên y tế để nhận được tư vấn phù hợp.
Theo bác sĩ Hải, một số trường hợp sau tiêm vaccine vừa có dấu hiệu đau đầu, đau cơ vừa viêm và sưng tấy tại vị trí tiêm. Khi cơ thể cùng lúc các các triệu chứng trên thì có thể sử dụng các loại thuốc dạng viên nén có sự kết hợp sẵn giữa hai hoạt chất paracetamol và ibuprofen đảm bảo hàm lượng phối hợp ví dụ Alaxan phối hợp sẵn paracetamol 325mg và ibuprofen 200mg trong 1 viên). Không nên tự ý mua và phối hợp 2 thuốc chỉ chứa từng hoạt chất riêng lẻ, hàm lượng thuốc có thể vượt quá liều lượng cho phép dễ gây ra tác dụng không mong muốn cho người sử dụng. Cả hai hoạt chất paracetamol và ibuprofen không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của vaccine ngừa Covid-19.
Kim Uyên