Người gửi: Trần Đắc Mỹ Hồng
Tôi cũng là một trong những phụ huynh có con học lớp 2. Thật sự mà nói Bộ Gíáo dục hiện nay đưa ra những bài tập toán rất là khó giải, đến phụ huynh đôi khi còn phải nặn óc để suy nghĩ thì làm sao một đứa trẻ mới 8 tuổi có thể giải được. Rất mong Bộ Giáo dục xem lại vấn đề sách giáo khoa. Tôi thấy rất tội nghiệp cho bọn trẻ hiện nay với những bài toán khó như thế.
Người gửi: Nguyễn Minh Hạnh
Nói như các cô giáo thì dễ nhưng thực tế không như vậy. Bài vở về nhà cho bé quá nhiều. Bé lại buộc phải suy tư cho những bài văn tả mà bản thân chưa hề có hình dung hoặc ấn tượng (nhìn thấy, sờ...) thì làm sao tả được.
Còn nhiều bài toán thì quá khó so với sức học trung bình của các em; làm sao bố mẹ nào lại nhìn con mà không "vào cuộc" được. Tôi nghĩ đây không phải là việc nhỏ mà tất cả chúng ta phải cùng nhau nhìn nhận lại.
Người gửi: Hoang Sa
Theo ý kiến của riêng tôi sau nhiều năm đi học và học nhiều trường, qua nhiều phương pháp giảng dạy thì đây là một vấn đề nổi cộm của xã hội Việt Nam ngày nay. Chúng ta khi giáo dục quá chú trọng đến quy tắc. Như trong văn học chẳng hạn, khi phân tích một bài văn đều cho rằng bài văn này hay ở chỗ này chỗ kia, như thế khác nào gò bó tư tưởng của học sinh. Mỗi em sẽ có một cảm nhận khác nhau chứ không thể giống nhau được. Do đó nên chú trọng đến việc học sinh có nắm được phương pháp phân tích hay không là đủ rồi, không cần phải đúng như trong sách hướng dẫn.
Đấy mới chỉ là một ví dụ nhỏ trong hàng loạt bất cập khác mà chúng ta chưa giải quyết được.
Người gửi: Văn Minh
Do phần lớn giáo viên tiểu học chạy theo thành tích mà không quan tâm đến chất lượng, phần lớn có trình độ kém, nên mới xảy ra tình trạng như vậy. Do đó, cần có những giáo viên có trách nhiệm và trình độ, như thế cảnh bài tập về nhà khó khăn cho học sinh sẽ không còn và những chuyện bi hài như vậy sẽ ít lặp lại.