Tại sao việc cấm lại nhằm vào số đông người nghèo hơn và chiếm đường ít phần đường hơn. Mỗi ôtô thường chỉ chở 1-2 người nhưng chiếm đường phần đường gấp nhiều lần hơn một chiếc xe máy. Nếu cấm xe máy chỉ cần 10% những người đang đi xe máy có khả năng chuyển sang ôtô góp phần thì đường có thể còn tắc hơn.
Nếu cấm ôtô cá nhân đi vào đường Tố Hữu, Nguyễn Trãi thì chắc chắn là hết tắc. Có thể thử nghiệm cấm luân phiên xe máy và ôtô ở tuyến đường này mỗi loại một tuần là có kết quả ngay.
Bỏ ngót tỷ đô làm tàu điện với BRT đáng ra phải thoáng hơn. Lúc chưa có xe máy đi bình thường. Làm xong lại phải cấm là sao nhỉ.
Nhiều người cho rằng tắc đường là do ý thức, nếu chỉ trích điều này chỉ là phần ngọn, gốc của vấn để là vật chất hữu hạn. Ở đây nó hữu hạn đến khan hiếm, cái đặc tính này có tính lịch sử. Dân tộc ta thuộc hàng đông dân, tất cả dồn vào một dẻo đất duyên hai với hai phần đồng bằng bé. Điều này hình thành nên việc bằng mọi cách giành giật để nhanh hơn dù chỉ là một lối đi. Ta nhìn thấy điều này từ bố mẹ chúng ta, con cái chúng ta lại nhìn thấy ta đi làm hàng ngày, 10-20 năm nữa chúng nó lại giống chúng ta. Không thế một ngày đẹp trời người Việt Nam thành người Bắc Âu được.
Muốn có đột phá về ý thức phải có đột phá về vật chất. Thời gian sống là hữu hạn. Mỗi ngày chi phí thời lượng cho việc đi lại càng tăng cao, tức là mức độ khan hiếm vật chất ngày càng tăng thì ý thức đương nhiên phải giảm đi.
Một người mà cả một ngày mất 3 tiếng đi làm hay 17 giờ tan sở mà con nhỏ họ tan trường lúc 16h30 cách đó 5 km thì đừng đòi hỏi họ ý thức. Ai rồi cũng sẽ lao lên.
Độc giả Phạm Tôn Gia