Đây là năm đầu tiên Ngân hàng Phương Đông (OCB) được vinh danh ở hạng mục này. Căn cứ vào cách thức tính toán chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính giúp ngân hàng tư nhân đang phát triển năng động như OCB lần đầu tiên lọt vào danh sách định lượng giá trị thương hiệu của Forbes Việt Nam.

Chi nhánh ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB). Ảnh: OCB
Cụ thể, OCB xếp thứ 11 với giá trị thương hiệu là 107,8 triệu USD. Kết quả đánh giá dựa theo phương pháp đánh giá của Forbes (Mỹ), định lượng giá trị của một thương hiệu thông qua những số liệu tài chính, dựa trên khả năng tạo ra lợi nhuận.
Đại diện OCB nhận định việc lọt vào "Top 25 thương hiệu tài chính dẫn đầu tại Việt Nam" là thành quả cho những nỗ lực của ngân hàng trong nhiều năm gần đây. Cụ thể, OCB đã ghi nhận sự bứt phá với mức tăng trưởng tín dụng tăng gấp 3 lần về quy mô trong giai đoạn 2015 - 2020, nhờ sự tập trung mạnh ở mảng bán lẻ và khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Vốn điều lệ ngân hàng tăng gấp 4 lần, từ 4.000 tỷ lên lên 13.698 tỷ đồng vào tháng 8.
Xét về các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động, OCB đạt Top 4 ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất tại Việt Nam, do Forbes bình chọn. Với mức sinh lời tốt khi lợi nhuận trên tài sản trung bình (ROAA) và lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE) đứng thứ hai toàn bộ hệ thống ngân hàng. Các chỉ số này đã cho thấy "sức khỏe tài chính" của OCB rất tốt trên thị trường hiện nay.
Vào ngày 28/1, OCB chính thức niêm yết trên HSX với gần 1,1 tỷ cổ phiếu, chính thức gia nhập câu lạc bộ tỷ USD, với giá trị vốn hóa thị trường tính đến nay đạt 32.500 tỷ đồng, tương đương 1,4 tỷ USD, tăng 29,5% sau 8 tháng, khẳng định được giá trị và năng lực tài chính của ngân hàng.
Theo Forsbes Việt Nam, tổng giá trị thương hiệu của 25 thương hiệu tài chính dẫn đầu đạt 3,95 tỷ USD. Trong đó, ngành ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất với 17 đại diện. Do quy mô và tính chất hoạt động, ngành ngân hàng chiếm 14 vị trí dẫn đầu trong danh sách lần này.
Forbes Việt Nam định lượng giá trị của một thương hiệu thông qua những số liệu tài chính, dựa trên khả năng tạo ra lợi nhuận. Theo nguyên tắc chung, lợi nhuận của các doanh nghiệp có phần tạo ra từ tài sản hữu hình và vô hình. Vì vậy, thương hiệu có đóng góp vào lợi nhuận, đó là giá trị thương hiệu. Forbes xác định lợi nhuận tạo ra từ tài sản vô hình (loại bỏ lợi nhuận tạo ra từ các tài sản hữu hình). Giá trị thương hiệu được xác định từ lợi nhuận ở trên sau khi phân bổ hệ số đóng góp của thương hiệu trong từng ngành và hệ số P/E trung bình của ngành đó tại thời điểm tính toán.
An Nhiên