
Hơn mười năm qua, những tán rừng keo lá tràm ở các huyện Nghĩa Hành, Trà Bồng, Minh Long (Quảng Ngãi) là nơi trú ngụ của các trại ong di cư. Ong đã tạo việc làm cho người dân địa phương. Ông Võ Hoanh, 62 tuổi, người làm thuê cho trại ong của anh Nguyễn Thanh Sơn tại xã Long Sơn, huyện Minh Long, đang hun khói trước khi lấy mật. "Mình hun khói để ong bị cay mắt, không thấy người để chích", ông Hoanh giải thích.
Từ tháng 2-3, chủ đàn ong từ các tỉnh Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai... thuê xe tải đưa các thùng ong về Quảng Ngãi. Đến tháng 8-9, ong lại di cư vào Nam.
Hơn mười năm qua, những tán rừng keo lá tràm ở các huyện Nghĩa Hành, Trà Bồng, Minh Long (Quảng Ngãi) là nơi trú ngụ của các trại ong di cư. Ong đã tạo việc làm cho người dân địa phương. Ông Võ Hoanh, 62 tuổi, người làm thuê cho trại ong của anh Nguyễn Thanh Sơn tại xã Long Sơn, huyện Minh Long, đang hun khói trước khi lấy mật. "Mình hun khói để ong bị cay mắt, không thấy người để chích", ông Hoanh giải thích.
Từ tháng 2-3, chủ đàn ong từ các tỉnh Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai... thuê xe tải đưa các thùng ong về Quảng Ngãi. Đến tháng 8-9, ong lại di cư vào Nam.
Ông Võ Hoanh đội chiếc mũ có lưới che mặt để phòng ong đốt.

Giống ong nuôi có nguồn gốc từ Italy. Chu kỳ lấy mật phụ thuộc theo thời tiết, thường kéo dài 10 - 15 ngày. Sau khi ong lấy mật về luyện chín (đủ để thu hoạch, mật không non) và sáp phủ kín khoảng 2/3 cầu (khay), người nuôi xông khói để đuổi ong đi và lấy cầu ong ra khoảng thùng.
Giống ong nuôi có nguồn gốc từ Italy. Chu kỳ lấy mật phụ thuộc theo thời tiết, thường kéo dài 10 - 15 ngày. Sau khi ong lấy mật về luyện chín (đủ để thu hoạch, mật không non) và sáp phủ kín khoảng 2/3 cầu (khay), người nuôi xông khói để đuổi ong đi và lấy cầu ong ra khoảng thùng.

Sau khi lấy cầu (khay) ong ra khỏi thùng, người nuôi dùng chổi để quét những con ong còn bám dính, trước khi cho vào máy quay ly tâm.
Sau khi lấy cầu (khay) ong ra khỏi thùng, người nuôi dùng chổi để quét những con ong còn bám dính, trước khi cho vào máy quay ly tâm.

Ong tạo mật chứa đầy trên những mảng sáp trong thùng nuôi. Đây là một mảng sáp ong hình trái tim, chứa mật chín đủ để thu hoạch.
Ong tạo mật chứa đầy trên những mảng sáp trong thùng nuôi. Đây là một mảng sáp ong hình trái tim, chứa mật chín đủ để thu hoạch.

Trại ong của anh Nguyễn Thanh Sơn (38 tuổi) có 250 thùng ong. Các thùng ong được làm bằng nhựa để tránh rò rỉ mật và dễ vận chuyển.
Theo chủ trại, khó khăn nhất của nghề này là người dân không hiểu rõ ong là loài có lợi cho quá trình thụ phấn. Trong năm 2014 và 2015, người dân các huyện Tư Nghĩa, Bình Sơn từng đập phá các trại ong vì cho rằng ong phá lúa, hoa màu.
Ông Ngô Hữu Hạ, Trưởng Chi cục chăn nuôi và thú y Quảng Ngãi cho rằng, các đàn ong di cư hoàn toàn không gây hại cho lúa và hoa màu. Những năm trước, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh cũng đã có văn bản khẳng định điều này và khuyến cáo người dân không đập phá trại ong.
Trại ong của anh Nguyễn Thanh Sơn (38 tuổi) có 250 thùng ong. Các thùng ong được làm bằng nhựa để tránh rò rỉ mật và dễ vận chuyển.
Theo chủ trại, khó khăn nhất của nghề này là người dân không hiểu rõ ong là loài có lợi cho quá trình thụ phấn. Trong năm 2014 và 2015, người dân các huyện Tư Nghĩa, Bình Sơn từng đập phá các trại ong vì cho rằng ong phá lúa, hoa màu.
Ông Ngô Hữu Hạ, Trưởng Chi cục chăn nuôi và thú y Quảng Ngãi cho rằng, các đàn ong di cư hoàn toàn không gây hại cho lúa và hoa màu. Những năm trước, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh cũng đã có văn bản khẳng định điều này và khuyến cáo người dân không đập phá trại ong.

Anh Sơn đang trét phấn hoa, bột đậu nành để làm thức ăn bổ sung cho ong, ngoài mật của keo lá tràm.
Anh đã làm nghề nuôi ong di cư giữa Quảng Ngãi và các tỉnh Bình Thuận, Bình Phước 5 năm qua. Ban đầu, anh đầu tư hơn 300 triệu đồng để mua thùng nuôi ong, cầu ong... Mỗi mùa, anh chi 120 - 130 triệu đồng để mua giống và thức ăn. "Chỉ riêng chi phí thuê xe tải từ Bình Phước về đã tốn 20 triệu đồng", chủ trại ong nói.
Anh Sơn đang trét phấn hoa, bột đậu nành để làm thức ăn bổ sung cho ong, ngoài mật của keo lá tràm.
Anh đã làm nghề nuôi ong di cư giữa Quảng Ngãi và các tỉnh Bình Thuận, Bình Phước 5 năm qua. Ban đầu, anh đầu tư hơn 300 triệu đồng để mua thùng nuôi ong, cầu ong... Mỗi mùa, anh chi 120 - 130 triệu đồng để mua giống và thức ăn. "Chỉ riêng chi phí thuê xe tải từ Bình Phước về đã tốn 20 triệu đồng", chủ trại ong nói.

Người nuôi xịt nước vào thùng ong để ướt đôi cánh, dẫn đến ong khó bay lên, thuận lợi cho quá trình quay mật.
Người nuôi xịt nước vào thùng ong để ướt đôi cánh, dẫn đến ong khó bay lên, thuận lợi cho quá trình quay mật.

Người làm thuê cho anh Sơn lấy từng cầu ong ra khỏi thùng. Mỗi thùng ong gồm có 10 khay để ong bám vào, tạo sáp và mật ong.
Người làm thuê cho anh Sơn lấy từng cầu ong ra khỏi thùng. Mỗi thùng ong gồm có 10 khay để ong bám vào, tạo sáp và mật ong.

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền (phải), mẹ của anh Sơn bỏ cầu ong vào máy quay ly tâm, mật sẽ chảy ra dưới đáy của chiếc máy.
Chủ trại cho biết, với 250 thùng ong, khi di cư vào miền Nam có thể quay được 18 tấn mật, còn khi về Quảng Ngãi chỉ được khoảng 10 tấn trong mùa nắng, vì điều kiện tự nhiên khác nhau. Trừ chi phí, mỗi năm chủ trại lãi 200 - 300 triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Minh Huyền (phải), mẹ của anh Sơn bỏ cầu ong vào máy quay ly tâm, mật sẽ chảy ra dưới đáy của chiếc máy.
Chủ trại cho biết, với 250 thùng ong, khi di cư vào miền Nam có thể quay được 18 tấn mật, còn khi về Quảng Ngãi chỉ được khoảng 10 tấn trong mùa nắng, vì điều kiện tự nhiên khác nhau. Trừ chi phí, mỗi năm chủ trại lãi 200 - 300 triệu đồng.

Mật ong từ máy quay ly tâm, chảy qua phễu trước khi vào thùng.
Ông Nguyễn Hữu Thế, chủ một doanh nghiệp thu mua, sản xuất mật ong ở Quảng Ngãi cho biết ong được nuôi trong rừng keo lá tràm nên mật cũng đặc biệt so với những nơi khác vì nó hoàn toàn tự nhiên, không nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.
"Tôi đã kiểm nghiệm và kết quả cho thấy hàm lượng đường mía là 0,2 %. Mật ong ở đây không khác gì mật ong rừng", ông Thế nói.
Sau khi thu mua mật, chủ doanh nghiệp đưa đi kiểm nghiệm ở một đơn vị chuyên kiểm tra mật ong xuất khẩu. Khi mật đạt chuẩn, nhà thu mua lấy mật lọc, tách nước đóng chai, bán trong nước hoặc xuất khẩu qua Hàn Quốc.
Theo thống kê từ Kiểm lâm và các đơn vị thu mua, Quảng Ngãi hiện có khoảng hơn 200 trại ong, cho khoảng hơn 3.000 tấn mật mỗi năm.
Mật ong từ máy quay ly tâm, chảy qua phễu trước khi vào thùng.
Ông Nguyễn Hữu Thế, chủ một doanh nghiệp thu mua, sản xuất mật ong ở Quảng Ngãi cho biết ong được nuôi trong rừng keo lá tràm nên mật cũng đặc biệt so với những nơi khác vì nó hoàn toàn tự nhiên, không nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.
"Tôi đã kiểm nghiệm và kết quả cho thấy hàm lượng đường mía là 0,2 %. Mật ong ở đây không khác gì mật ong rừng", ông Thế nói.
Sau khi thu mua mật, chủ doanh nghiệp đưa đi kiểm nghiệm ở một đơn vị chuyên kiểm tra mật ong xuất khẩu. Khi mật đạt chuẩn, nhà thu mua lấy mật lọc, tách nước đóng chai, bán trong nước hoặc xuất khẩu qua Hàn Quốc.
Theo thống kê từ Kiểm lâm và các đơn vị thu mua, Quảng Ngãi hiện có khoảng hơn 200 trại ong, cho khoảng hơn 3.000 tấn mật mỗi năm.