![]() |
Nấm là món ăn phổ biến trong bữa cơm Việt Nam. |
Thế nhưng, 2,5 triệu tấn bã mía/năm tập trung ở khoảng 40 nhà máy mía đường lớn trong cả nước lại chưa được tận dụng đúng mức.
Căn cứ vào kết quả thí nghiệm và các số liệu thống kê, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện Di truyền Nông nghiệp) đã đi tới nhận xét, nuôi nấm trên bã mía cũng đưa lại năng suất tương đương với rơm rạ, mùn cưa... Thậm chí, ở nấm sò và mộc nhĩ, phương pháp này còn đem lại năng suất cao hơn. Sau đây là vài số liệu so sánh cụ thể:
- Năng suất trung bình của nấm rơm trên bã mía khô đạt 12,08%, trong khi trên rơm rạ khô đạt 12,6% (tính phần trăm sản phẩm tươi trên nguyên liệu khô).
- Năng suất trung bình của nấm mỡ trên bã mía khô đạt 23,2% (trên rơm rạ khô đạt 26,2%).
- Năng suất của nấm linh chi trên bã mía khô đạt 11,35% (trên mùn cưa cao su khô đạt 9,52%).
- Năng suất của nấm sò trên bã mía khô đạt 80% (trên rơm rạ khô đạt 78,12%).
- Năng suất của mộc nhĩ trên bã mía khô đạt 95,04% (trên mùn cưa khô đạt 93,92%).
Nếu sử dụng hết lượng bã mía vào sản xuất nấm các loại, sẽ tạo việc làm cho khoảng 300.000-500.000 người, tạo lượng sản phẩm có giá trị khoảng 250 triệu USD/năm. Ngoài ra, việc nuôi nấm sẽ làm cho môi trường trong sạch do giải quyết được lượng rác thải do bã mía gây ra.
Hiện phương pháp nuôi nấm này đang được thực nghiệm trên diện rộng tại Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn.
(Theo SGGP)