Hơn một năm qua, nhóm nghiên cứu Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP HCM (AHBI) phát triển thành công mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa bằng hệ thống tuần hoàn nước. Mô hình đang trình diễn tại khu nuôi trồng thủy sản tại đơn vị quy mô 300 hộp nuôi.
Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Liên, trưởng nhóm nghiên cứu, mô hình nuôi cua biển trong hộp có ưu điểm là sử dụng hệ thống tuần hoàn, sục khí tạo oxy nên không cần nhiều lượng nước đầu vào. Mô hình tốn ít diện tích nhưng cho năng suất cao, sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, không chứa thuốc và kháng sinh. Hệ thống nuôi có thể được xây dựng ở bất kỳ khu vực nào mà không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt là ứng dụng để nuôi thủy sản tại các thành phố lớn.
Hơn một năm qua, nhóm nghiên cứu Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP HCM (AHBI) phát triển thành công mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa bằng hệ thống tuần hoàn nước. Mô hình đang trình diễn tại khu nuôi trồng thủy sản tại đơn vị quy mô 300 hộp nuôi.
Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Liên, trưởng nhóm nghiên cứu, mô hình nuôi cua biển trong hộp có ưu điểm là sử dụng hệ thống tuần hoàn, sục khí tạo oxy nên không cần nhiều lượng nước đầu vào. Mô hình tốn ít diện tích nhưng cho năng suất cao, sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, không chứa thuốc và kháng sinh. Hệ thống nuôi có thể được xây dựng ở bất kỳ khu vực nào mà không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt là ứng dụng để nuôi thủy sản tại các thành phố lớn.
Hiện nhóm nuôi cua lột bởi giá trị kinh tế cao với giá 500.000 - 600.000 đồng mỗi kg, gần gấp đôi so với cua thịt. Theo thạc sĩ Liên, do cua lột đã loại bỏ phần vỏ cứng bên ngoài nên thành phần protein, lipit rất cao khiến giá trị chúng cũng cao hơn. Người dùng có thể ăn toàn bộ cua mà không cần bỏ vỏ.
Hiện nhóm nuôi cua lột bởi giá trị kinh tế cao với giá 500.000 - 600.000 đồng mỗi kg, gần gấp đôi so với cua thịt. Theo thạc sĩ Liên, do cua lột đã loại bỏ phần vỏ cứng bên ngoài nên thành phần protein, lipit rất cao khiến giá trị chúng cũng cao hơn. Người dùng có thể ăn toàn bộ cua mà không cần bỏ vỏ.
Nước từ các hộp nuôi cua được đưa đến hệ thống tuần hoàn với các tấm lọc để tách chất thải, hệ thống lọc sinh học sử dụng vi sinh vật, thiết bị cung cấp oxy, thiết bị khử trùng nước bằng đèn UV. Hệ thống bể lọc sinh học được cho là yếu tố quyết định đến chất lượng nước. Trong bể sẽ có các hạt nhựa giúp vi sinh vật có lợi bám vào. Thức ăn của chúng là các chất thải từ cua và làm nước sạch trở lại và cung cấp tuần hoàn cho hộp nuôi.
Nước từ các hộp nuôi cua được đưa đến hệ thống tuần hoàn với các tấm lọc để tách chất thải, hệ thống lọc sinh học sử dụng vi sinh vật, thiết bị cung cấp oxy, thiết bị khử trùng nước bằng đèn UV. Hệ thống bể lọc sinh học được cho là yếu tố quyết định đến chất lượng nước. Trong bể sẽ có các hạt nhựa giúp vi sinh vật có lợi bám vào. Thức ăn của chúng là các chất thải từ cua và làm nước sạch trở lại và cung cấp tuần hoàn cho hộp nuôi.
Nghiên cứu viên tiến hành kiểm tra các yếu tố môi trường như độ mặn, độ kiềm, pH, NH3, NO2 trong nước. Nếu hàm lượng vi sinh không đảm bảo, khí độc phát ra nhiều do chất thải, nhớt của cua làm nước ô nhiễm rất nhanh. Do vậy, nhóm cử người kiểm tra hai lần mỗi ngày nhằm đảm bảo môi trường nước ổn định.
Nghiên cứu viên tiến hành kiểm tra các yếu tố môi trường như độ mặn, độ kiềm, pH, NH3, NO2 trong nước. Nếu hàm lượng vi sinh không đảm bảo, khí độc phát ra nhiều do chất thải, nhớt của cua làm nước ô nhiễm rất nhanh. Do vậy, nhóm cử người kiểm tra hai lần mỗi ngày nhằm đảm bảo môi trường nước ổn định.
Thức ăn của cua chủ yếu là cá biển cắt nhỏ, ốc bươu, vẹm hoặc nghêu đã bỏ vỏ. Nhóm nghiên cứu cho biết, cua nuôi cần được cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng để quá trình lột của cua có tỷ lệ cao.
Về phòng trừ bệnh, do cua giống ở giai đoạn trưởng thành nên khả năng mắc bệnh thấp. Cua mắc bệnh và chết khi con giống bị sốc môi trường trong quá trình đánh bắt, vận chuyển không đúng kỹ thuật.
Thức ăn của cua chủ yếu là cá biển cắt nhỏ, ốc bươu, vẹm hoặc nghêu đã bỏ vỏ. Nhóm nghiên cứu cho biết, cua nuôi cần được cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng để quá trình lột của cua có tỷ lệ cao.
Về phòng trừ bệnh, do cua giống ở giai đoạn trưởng thành nên khả năng mắc bệnh thấp. Cua mắc bệnh và chết khi con giống bị sốc môi trường trong quá trình đánh bắt, vận chuyển không đúng kỹ thuật.
Cua có vết nứt ở càng thể hiện sắp lột vỏ. Theo nhóm nghiên cứu, cua lột vỏ không theo thời gian nhất định nên việc kiểm tra theo dõi tốn nhiều thời gian và công sức. Nếu không thu hoạch kịp thì vỏ cua sẽ cứng lại. Hiện việc kiểm tra cua lột vỏ thực hiện thủ công bằng cách soi đèn quan sát. Dự kiến thời gian tới, nhóm ứng dụng hệ thống IoT để theo dõi quá trình lột cua, kiểm tra chất lượng nước theo thời gian thực thông qua camera, cảm biến chuyên dụng nhằm giảm công lao động.
Cua có vết nứt ở càng thể hiện sắp lột vỏ. Theo nhóm nghiên cứu, cua lột vỏ không theo thời gian nhất định nên việc kiểm tra theo dõi tốn nhiều thời gian và công sức. Nếu không thu hoạch kịp thì vỏ cua sẽ cứng lại. Hiện việc kiểm tra cua lột vỏ thực hiện thủ công bằng cách soi đèn quan sát. Dự kiến thời gian tới, nhóm ứng dụng hệ thống IoT để theo dõi quá trình lột cua, kiểm tra chất lượng nước theo thời gian thực thông qua camera, cảm biến chuyên dụng nhằm giảm công lao động.
Cua biển đã lột vỏ. Sau khi cua lột vỏ nếu không sử dụng ngay, sẽ tiến hành hút chân không, cấp đông nhiệt độ dưới 0 độ C để bảo quản.
Cua biển đã lột vỏ. Sau khi cua lột vỏ nếu không sử dụng ngay, sẽ tiến hành hút chân không, cấp đông nhiệt độ dưới 0 độ C để bảo quản.
Theo nhóm nghiên cứu con giống chiếm khoảng 50% tổng chi phí nuôi cua. Do vậy để tăng lợi nhuận, người nuôi cần chủ động con giống bằng cách tự ương nuôi. Với con giống khi mua về đạt trọng lượng 80 - 100 g, sau 20 - 30 ngày nuôi có thể thu hoạch với trọng lượng 300 - 400 g, tỷ lệ lột trên 80%.
Theo tính toán, với quy mô nuôi 500 hộp, chi phí sản xuất cho một kg cua là 300.000 đồng. Giá bán ra thị trường giá khoảng 500.000-600.000 đồng. Dự kiến sau 6-8 tháng nuôi thu hồi vốn với điều kiện nuôi liên tục, thực hiện đúng kỹ thuật để tỷ lệ lột đạt trên 80%. Trường hợp rủi ro, thời gian thu hồi vốn cần 10-12 tháng.
Theo nhóm nghiên cứu con giống chiếm khoảng 50% tổng chi phí nuôi cua. Do vậy để tăng lợi nhuận, người nuôi cần chủ động con giống bằng cách tự ương nuôi. Với con giống khi mua về đạt trọng lượng 80 - 100 g, sau 20 - 30 ngày nuôi có thể thu hoạch với trọng lượng 300 - 400 g, tỷ lệ lột trên 80%.
Theo tính toán, với quy mô nuôi 500 hộp, chi phí sản xuất cho một kg cua là 300.000 đồng. Giá bán ra thị trường giá khoảng 500.000-600.000 đồng. Dự kiến sau 6-8 tháng nuôi thu hồi vốn với điều kiện nuôi liên tục, thực hiện đúng kỹ thuật để tỷ lệ lột đạt trên 80%. Trường hợp rủi ro, thời gian thu hồi vốn cần 10-12 tháng.
Bà Nguyễn Thị Huệ, Phó giám đốc AHBI cho biết, mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa có tiềm năng ứng dụng phù hợp định hướng phát triển thủy sản công nghệ cao trong đô thị, nơi không có nhiều không gian. Sắp tới, nhóm nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện ứng dụng IoT để giới thiệu, chuyển giao đến nông dân, doanh nghiệp có nhu cầu phát triển kinh tế với mô hình này.
Bà Nguyễn Thị Huệ, Phó giám đốc AHBI cho biết, mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa có tiềm năng ứng dụng phù hợp định hướng phát triển thủy sản công nghệ cao trong đô thị, nơi không có nhiều không gian. Sắp tới, nhóm nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện ứng dụng IoT để giới thiệu, chuyển giao đến nông dân, doanh nghiệp có nhu cầu phát triển kinh tế với mô hình này.
Mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP HCM. Video: Hà An
Hà An