Hơn chục năm nay, ngoài nuôi cua biển thì anh Nguyễn Văm Niêm (huyện Năm Căn, Cà Mau) còn thực hiện mô hình ấp trứng cho cua sinh sản trong xô nhựa.
Mỗi ngày, anh mua cua trưởng thành của người dân trong vùng hoặc bắt trong ao nuôi nhà mình. "Cua khoảng tám tháng thì bắt đầu sinh nở. Ngày nào tôi cũng nhập về cả trăm con nhưng chỉ chọn được vài con đạt chất lượng để cho đẻ trứng, số còn lại thì bán cho thương lái", anh Niêm cho biết.
Hơn chục năm nay, ngoài nuôi cua biển thì anh Nguyễn Văm Niêm (huyện Năm Căn, Cà Mau) còn thực hiện mô hình ấp trứng cho cua sinh sản trong xô nhựa.
Mỗi ngày, anh mua cua trưởng thành của người dân trong vùng hoặc bắt trong ao nuôi nhà mình. "Cua khoảng tám tháng thì bắt đầu sinh nở. Ngày nào tôi cũng nhập về cả trăm con nhưng chỉ chọn được vài con đạt chất lượng để cho đẻ trứng, số còn lại thì bán cho thương lái", anh Niêm cho biết.
Theo anh Niêm, để chọn được cua làm giống phải dùng đèn pin soi kỹ mai, yếm xem nhiều hay ít gạch. "Cua mẹ cần phải chọn những con khỏe mạnh, có trọng lượng khoảng 450-600 gram, đầy gạch và có màu sáng xanh", anh Niêm chia sẻ.
Theo anh Niêm, để chọn được cua làm giống phải dùng đèn pin soi kỹ mai, yếm xem nhiều hay ít gạch. "Cua mẹ cần phải chọn những con khỏe mạnh, có trọng lượng khoảng 450-600 gram, đầy gạch và có màu sáng xanh", anh Niêm chia sẻ.
Cua gạch sau khi mua về sẽ được bỏ vào các xô nhựa, mỗi thùng một con để nuôi vỗ. Nước phải được lọc kỹ và luôn luôn có vòi ôxy để cua không bị ngạt.
Cua gạch sau khi mua về sẽ được bỏ vào các xô nhựa, mỗi thùng một con để nuôi vỗ. Nước phải được lọc kỹ và luôn luôn có vòi ôxy để cua không bị ngạt.
Đặc biệt, để hỗ trợ và tăng sản lượng sinh sản cho cua mẹ, anh Niêm dùng dây thun buộc một mắt cua lại. "Loài cua quen đẻ trứng trong hang tối nên buộc mắt lại cho chúng có cảm giác như ở trong hang. Ngoài ra, có người còn cắt mắt cua đi nhưng làm vậy thì chúng sẽ yếu, dễ bị nhiễm trùng", anh Niêm cho hay.
Đặc biệt, để hỗ trợ và tăng sản lượng sinh sản cho cua mẹ, anh Niêm dùng dây thun buộc một mắt cua lại. "Loài cua quen đẻ trứng trong hang tối nên buộc mắt lại cho chúng có cảm giác như ở trong hang. Ngoài ra, có người còn cắt mắt cua đi nhưng làm vậy thì chúng sẽ yếu, dễ bị nhiễm trùng", anh Niêm cho hay.
Thức ăn của cua cũng khá đơn giản, có thể tận dụng cá loại cá tạp, ốc,.. có sẵn ở địa phương.
Để cua không bị bệnh, nhiễm ký sinh trung anh Niêm phải thay nước, dùng bàn chải vệ sinh mỗi ngày.
Sau thời gian chăm sóc 10-20 ngày, cua bắt đầu sinh sản nên được cho vào xô có chứa cát để chúng ấp trứng.
Sau thời gian chăm sóc 10-20 ngày, cua bắt đầu sinh sản nên được cho vào xô có chứa cát để chúng ấp trứng.
Trứng cua bám vàng phần yếm sau khi đã ốp được coi là đạt chuẩn, có thể xuất bán. Với kinh nghiệm của mình, anh có thể nuôi đạt tỷ lệ 70-80%.
"Chỉ có cua nuôi ở vùng Năm Căn mới có chất lượng tốt nhất nên con giống được nhiều nông dân các tỉnh thành khác đến mua", anh Niêm nói.
Trứng cua bám vàng phần yếm sau khi đã ốp được coi là đạt chuẩn, có thể xuất bán. Với kinh nghiệm của mình, anh có thể nuôi đạt tỷ lệ 70-80%.
"Chỉ có cua nuôi ở vùng Năm Căn mới có chất lượng tốt nhất nên con giống được nhiều nông dân các tỉnh thành khác đến mua", anh Niêm nói.
Mỗi con cua mẹ sau khi có trứng đạt chất lượng sẽ được bán nguyên con cho các trại sản xuất cua giống với giá 1,2 - 2 triệu đồng. Trung bình, cua mẹ mang trứng có thể cho nở ra trung bình khoảng 1,5-2 triệu ấu trùng, đạt 200-500 con cua con.
Với mô hình này, bình quân mỗi tháng anh Niêm bán ra được 50-70 con cua mẹ, lãi khoảng 25 triệu.
Mỗi con cua mẹ sau khi có trứng đạt chất lượng sẽ được bán nguyên con cho các trại sản xuất cua giống với giá 1,2 - 2 triệu đồng. Trung bình, cua mẹ mang trứng có thể cho nở ra trung bình khoảng 1,5-2 triệu ấu trùng, đạt 200-500 con cua con.
Với mô hình này, bình quân mỗi tháng anh Niêm bán ra được 50-70 con cua mẹ, lãi khoảng 25 triệu.
Quỳnh Trần