Đúng tháng 2/1902, tôi chào đời. Ngoài Toàn quyền còn có cả vua Thành Thái ngự giá Bắc tuần”, đông đảo mọi người cũng dự sinh nhật tôi và thông cầu. Người ta đặt “tên thánh” tôi là Paul Doumer còn mọi người gọi nôm na thân mật là “Cầu Long Biên”.
Ở quê hương tôi trước lâu có một con người ăn hàng trăm nong cơm cà, vươn vai thành người khổng lồ, vung gậy sắt, cả bụi tre đằng ngà đánh giặc Ân được phong là Thánh Gióng. Còn tôi vừa lọt lòng cũng đã mang hình hài to lớn, “thân cùng đôi chân tay” dài gần 1.800 m!
Noi theo Thánh Gióng về tuổi nhỏ chí lớn, vừa có sức vóc tôi đã giúp nối liền tuyến đường sắt từ Hải Phòng lên Hà Nội, từ Lạng Sơn về Hà Nội, từ Lào Cai về Hà Nội, thậm chí nối liền cả với Vân Nam, Trung Quốc. Tôi cũng còn hỗ trợ nối liền tuyến đường sắt các thành phố lớn đi dọc Việt Nam và nó vẫn tồn tại đến hiện nay.
Đến thăm, chúc mừng tôi ai nấy đêu “trộm vía” khen tôi là một trong 4 “anh chàng cầu” lớn nhất thế giới, một “chàng sắt thép đồ sộ nhất” bán đảo Đông Dương. Có người còn khen tôi có nét độc đáo như anh tôi tận Tolbiac ở quận 13 Paris.
Tôi còn chứng kiến bao sự kiện của đất nước: từ cuộc rút bí mật của Vệ quốc đoàn dưới lòng cầu lên Chiến khu kháng chiến rồi thắng lợi trở về, hay khi đội quân viễn chinh rút qua để bộ đội vào tiếp quản.
Tuy nhiên, đau nhói là những năm tháng chiến tranh ác liệt chống Mỹ. Trong chiến tranh phá hoại miền bắc Việt Nam (1965-1972), Không quân Mỹ đánh phá tôi không dưới 14 lần. Ðể bảo vệ tôi, bộ đội công binh, phòng không và dân quân tự vệ Hà Nội đã xây dựng nhiều trận địa pháo phòng không, có trận địa cao 11,5 m, trên bãi cát nổi giữa sông Hồng.
Trên những điểm cao ở cầu thép của tôi, bộ đội phòng không đã xây dựng những trận địa pháo 14,5 ly, ngày đêm túc trực dưới cái nắng như thiêu đốt để chờ máy bay Mỹ bổ nhào là kịp thời nhả đạn Lực lượng không quân Mỹ sau nhiều lần đến rồi quáng quàng lủi đi, đã phải dùng đến "bom tinh khôn" (điều khiển bằng la-de - một công nghệ mới nhất ) để hủy diệt tôi. Khi thân mình tôi bị thương, lập tức mọi người đã nhanh chóng băng bó cho "liền da thịt”.
Thông tàu xe phục vụ Bắc Nam
Qua 41 ngày đêm “chữa chạy”, ngày 4/3/1973, tôi dùng thêm sức mạnh “khủng” đưa chuyến tàu đầu tiên vượt sông Hồng. Mạch máu giao thông từ hậu phương lớn ra tiền tuyến lớn, luôn được thông suốt Sang đến thời bình, do giao thông ngày càng tăng, tôi có gồng mình cho tàu hỏa, xe đạp, ô-tô con và người đi bộ trên lan can hai thành cầu.
Hoa, người lại qua những nhịp ghi dấu một thời oanh liệt
Nơi bình yên thơ mộng cho những đôi tình nhân
Tôi vẫn miệt mài kiên trì nối đôi bờ
Trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước, để đáp ứng nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế-xã hội đô thị ở hai bờ sông Hồng nhiều cầu được xây dựng trong đó tôi vui mừng có bạn đồng hành là Chương Dương. Cuối năm 2005, để phân luồng giao thông, xe máy và ô-tô con lại tiếp tục được tôi giúp đi qua. Tôi cũng vui chờ đợi vì có tin Chính phủ Pháp đã có dự án để hỗ trợ tôn tạo, nâng cấp tôi.
Không kể ngày đêm, giá rét hoặc nắng đổ lửa, tôi phấn khởi chăm chỉ làm việc, gắn bó, thân thuộc với mọi người. Mọi người ca ngợi tôi chăm chỉ kiên nhẫn, cần cù vươn hai thế kỷ rồi vẫn giúp nối Bắc-Nam cả đường sắt, xe máy và người đi bộ. Tôi đã nghe thấy ca dao:
“Hà Nội có cầu Long Biên
Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng
Tàu xe đi lại thong dong
Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi...”
Đó là lợi ngợi khen dân gian không gì bằng, hơn cả những bằng khen, huân huy chương. Từ đó, từ xa cả về không gian lẫn thời gian với sức vóc "1.800m của một thương binh", tôi thầm gọi France je t’aime.
Giang Hà Vỵ