Albert Camus (1913-1960) là nhà văn, triết gia, nhà viết kịch nổi tiếng người Pháp, đại diện tiêu biểu nhất của chủ nghĩa hiện sinh. Ông viết hai tiểu thuyết nổi tiếng Người xa lạ và Dịch hạch, được dịch và phát hành tại Việt Nam.
Ông sinh ra tại Moldovi, miền Đông Constantinois, Algeria trong một gia đình thương gia chuyên cung cấp rượu nho. Lên một tuổi, cha ông là Claude Camus bị huy động vào lính tham gia chiến tranh thế giới lần thứ nhất, bị thương rồi qua đời năm 1914.
Thời thanh niên, Camus là thủ môn đội Racing Universitaire d'Alger, được coi là tài năng trong làng túc cầu Algeria lúc bấy giờ.
Năm 1932-1937, Albert Camus học triết tại Đại học Tổng hợp Algeria, bắt đầu đọc rất nhiều sách, viết các bài tiểu luận. Vì bệnh lao nên trong năm cuối đại học, ông đã không bảo vệ luận văn tốt nghiệp.
Rời đại học, Camus điều hành nhà văn hóa Algeria một thời gian rồi làm việc cho một số ấn phẩm tả khuynh. Những tư tưởng mà Camus cổ xúy như cải cách kinh tế xã hội, cải thiện đời sống của cộng đồng Arab đã làm ông mất lòng chính phủ sở tại. Sau khi các tờ báo bị đóng cửa, ông không thể tìm được việc làm tại thủ đô Algiers, phải chuyển về thành phố cảng Wahran và sau đó về Paris sinh sống.
Năm 1940, Albert Camus hoàn thành bản thảo tiểu thuyết Người xa lạ. Cũng bởi những quan điểm chính trị khác người đã khiến Camus bị cho thôi việc. Ông quay trở lại Wahran.
Năm 1943, Camus đã hoàn thành bản thảo tiểu thuyết Dịch hạch, được in năm 1957. Trong năm này, Camus được trao giải thưởng Nobel Văn học vì các sáng tác của ông đã "đưa ra ánh sáng những vấn đề đặt ra cho lương tâm loài người ở thời đại chúng ta".
Ban đầu ông lưỡng lự không muốn nhận giải thưởng. Đến khi biết nếu nhận giải Nobel, ông sẽ có thêm điều kiện để kể về số phận của những người thiểu số Pháp tại Algeria, Albert Camus mới đồng ý nhận.
Câu 3: Sau Pháp, nước nào có nhiều người giành giải Nobel Văn học nhất?