Chị Như vẫn còn nhớ hồi nhỏ xíu, bố mẹ đưa cả gia đình từ quê lên sống trong một xóm ngoại ô Hà Nội. Xóm nhỏ ven phố thị nhưng trong mắt người ở quê vẫn có gì đó xa cách. Chị sợ sệt nhìn đám trẻ thành phố. Còn mẹ chị cũng chưa quen biết ai trong số các hàng xóm.
Một tối nọ, cô hàng xóm sang gõ cửa, trên tay là một bát cá kho. Mẹ chị nhìn cả nhà rồi nhìn cô hàng xóm ái ngại, ra điều nhà mới tới còn chưa đi thăm hàng xóm được đã để hàng xóm qua nhà tặng đồ ăn. Còn chị bị ấn tượng bởi bát cá kho vàng sánh, mùi mắm quyện với mùi cá thơm dịu nhẹ.
Chị Như vẫn từng tự hỏi sao trong một đêm đông Hà Nội trời lành lạnh, cô hàng xóm lại tặng một bát cá kho. Mẹ bảo rằng, có lẽ trong bát cá kho dậy mùi nước mắm đó, cô hàng xóm gửi cả chút thân tình của những người trước lạ sau quen; mắm mặn mà như tình người bền chặt.
Những bát nước mắm cứ theo mỗi người từ tấm bé đến lớn, giản dị mà nghĩa tình. Bữa cơm gia đình thời khó khăn, đơn sơ với rau muống luộc và mấy quả cà pháo, cũng phải có bát nước chấm cắt vài lát ớt cay xè, để cái mặn cái cay khiến người ta quên đi cái nghèo đói.
Chị Như và các em mình cứ lớn dần lên, rồi lập gia đình, còn hương vị nước mắm vẫn vậy. Cái nghèo đã ở lại quá khứ nhưng bát nước mắm vẫn theo mỗi gia đình nhỏ vào các bữa ăn thường nhật, giữ lại giữa cuộc sống hiện đại chút hương vị truyền thống. Người Việt gửi nhiều tâm tư trong từng món ăn, nhưng hiếm có món ăn nào lại chất chứa nhiều cảm xúc, hàm nghĩa về gia đình và sự gắn kết như bát nước mắm.
Mấy mươi năm trôi qua, giữa căn bếp sáng choang với vô vàn thiết bị hiện đại, nguyên liệu cao cấp ngoại nhập, vẫn có một vị trí "trang trọng" cho chai nước mắm. Dù có bao nhiêu năm nữa, nước mắm vẫn ở đó với người Việt, với mẹ với bà, với thế hệ chị Như và cả những đứa con của chị sau này. Nước mắm để chấm cũng ngon mà đem chế biến xào, nấu, kho cũng làm món ăn gia đình thêm phần đậm đà, hấp dẫn.
Xuôi miền đất nước, bếp Việt ở đâu thì nước mắm ở đó. Hương vị nước mắm với cốt cá cơm nguyên chất đã thổi hồn cho ẩm thực nhiều vùng miền trên khắp dải đất hình chữ S. Trong cái chung thống nhất ấy là những biến thể nước mắm, nước chấm đầy mới mẻ; người Bắc thích nước chấm có thêm chút giấm chanh tỏi ớt; người miền Trung thường giữ nguyên vị ngon, đậm của nước mắm nên không pha chế nhiều; người miền Nam thích pha thêm nước dừa, nước lọc để nước mắm loãng đi.
Phạm Vũ Anh Thy - Ryan Pham - vị đầu bếp trẻ 37 tuổi hiện làm bếp trưởng tại một chuỗi nhà hàng ở Australia. Mê làm bếp từ nhỏ, đến 28 tuổi bỏ ngang công việc đang làm để theo nghề bếp, anh đã góp phần đưa tên tuổi ẩm thực Việt ra quốc tế.
Anh yêu mến những giá trị tinh hoa ẩm thực Việt và đặc biệt là nước mắm, coi đó như một hành trình đi từ quá khứ tới hiện tại. Anh Ryan chia sẻ nước mắm đã theo anh từ những ngày nhỏ, tạo cảm hứng cho anh với công việc đầu bếp ở hiện tại.
"Đa phần món ăn Việt Nam đều sử dụng nước mắm làm nước chấm, nó như linh hồn của món ăn. Từ nhỏ, chúng ta đã được tiếp xúc với gia vị là nước mắm. Sau này, dù ở lứa tuổi nào, người Việt Nam cũng có chén nước chấm trong bữa cơm gia đình. Trong nền ẩm thực Việt hiện đại, tôi nghĩ cũng rất khó để tách rời nước mắm ra khỏi bữa cơm gia đình hay những món ăn Việt được nâng tầm đẳng cấp", anh trải lòng.
Khi so sánh với các loại gia vị khác, cá nhân anh nghĩ nước mắm luôn ở vị trí cao nhất. Còn tương ớt, dầu mè... giúp hương vị món ăn thêm phong phú, là lớp "make-up" cho món ăn thêm đậm đà.
Trong cuộc sống hiện đại, câu chuyện nước mắm không chỉ gói gọn trong căn bếp mỗi gia đình. Mỗi món ăn đều mang theo những câu chuyện đặc biệt mà nếu để ý kỹ, người ta thấy được cả các vấn đề về mối quan hệ cuộc sống, xã hội. Nước mắm - thứ gia vị thơm ngon người Việt đã mang theo suốt bao thập kỷ cũng chứa đựng nhiều ý nghĩa và giá trị phía sau.
Chén nước chấm không chỉ là chất kết nối hương vị món ăn, làm dậy mùi, nổi bật hương vị, nó còn kết nối từng thành viên gia đình. "Có thể ngoài kia xã hội, tôi và bạn là những người có vị trí xã hội khác nhau, nhưng nếu tôi mời bạn về nhà tôi, chúng ta ăn cùng một mâm cơm, có chén nước mắm kế bên, chẳng phải đã là người thân, bạn bè của nhau rồi sao?", đầu bếp Ryan Pham chia sẻ và lý giải, nếu ngày xưa miếng trầu là đầu câu chuyện thì trong mâm cơm gia đình, "bát nước chấm ngon" cũng khởi đầu cho những sẻ chia gắn kết.
Cuộc sống cải thiện, nhiều người chuộng dùng những loại nước mắm thơm, an toàn. Sự khắt khe của người dùng với những tiêu chuẩn cao, vừa mong giữ được hương vị truyền thống nhưng phù hợp với cuộc sống hiện đại.
Đầu bếp Ryan Pham chọn cho căn bếp nhà mình sản phẩm nước chấm cá cơm 3 Miền, với nước mắm cốt cá cơm nguyên chất và chế biến theo công thức riêng biệt. "Chọn nước chấm, trông thì có vẻ đơn giản nhưng khó vô cùng. Chai nước chấm 3 Miền ngon đã quyết định 50% sự thành công của món ăn rồi, dù là nêm nếm hay làm nước chấm", anh chia sẻ.
Giữa vô vàn các sản phẩm nước mắm tại Việt Nam, nước chấm cá cơm 3 Miền là một cái tên được không ít bà nội trợ yêu mến. Với những thứ liên quan tới khẩu vị, khi chọn được món ngon, người ta sẽ không thay đổi. Có lẽ vì vậy, những chai nước chấm cá cơm 3 Miền trên kệ bếp nhà chị Như bao năm qua vẫn không đổi. Bố mẹ chị thích nước chấm 3 Miền vì đậm vị truyền thống. Vợ chồng chị và hai đứa con thích nước chấm này vì ăn với món gì cũng hợp, ra Bắc vào Nam bao lần vẫn thấy thứ nước chấm này ăn với món nào cũng vừa miệng.
Với chiết xuất từ nước mắm cá cơm nguyên chất được đặc chế theo bí quyết riêng, nước chấm cá cơm 3 Miền có màu vàng nâu sóng sánh, vị cá cơm đậm đà, hương thơm dịu nhẹ, đáp ứng yêu cầu của người dùng về độ "ngon và tiện".
Thứ nước chấm ấy có thể dùng cho tất cả các món ăn từ kho, xào, nấu cho đến làm nước chấm mà không cần pha chế nhiều. Được sản xuất bởi công ty thực phẩm Uniben, sản phẩm có chứng nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng, đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của đầu bếp Ryan Pham và nhiều bà nội trợ hiện đại.
Trong hai năm trở lại đây, doanh số nước chấm cá cơm 3 Miền tăng trưởng gấp 10 lần. Kết quả khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Kantar World Panel (Rural) cho thấy, ngày càng nhiều hộ gia đình Việt tin tưởng sử dụng các sản phẩm của 3 Miền.
"Đó là chặng đường dài nỗ lực tìm tòi, đúc kết tinh hoa ấm thực Việt gói gọn trong chai nước chấm 3 Miền", lãnh đạo Uniben chia sẻ và đúc kết, nước mắm không chỉ là ẩm thực mà còn là sợi dây gắn kết tình cảm gia đình, văn hóa cộng đồng. Dù bao nhiêu biến đổi, chén nước chấm nhỏ ấy vẫn hiện hữu trong mỗi bữa cơm gia đình, chứng kiến những đổi thay của cuộc sống hiện đại.
Bài viết: Minh Hà
Thiết kế: Hằng Trịnh
Ảnh: Đạt Nguyễn - ShutterStock