Dịch vụ ngành hàng không dần ổn định trở lại sau Covid-19. Báo cáo của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) công bố tháng 3 dự đoán thị trường hàng không sẽ sớm phục hồi hoàn toàn, triển vọng tiếp nhận 4 tỷ lượt khách vào năm 2024, vượt giai đoạn trước đại dịch.
Về chiến lược phát triển ngành hàng không, năm 2030, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất quy hoạch 28 sân bay và nghiên cứu, khảo sát để bổ sung quy hoạch một số cơ sở khác.
Hiện nay, tổng số nhân lực ngành hàng không là khoảng 44.000 người và dự kiến đến 2025, ngành cần trên 60.000 nhân lực. Tuy nhiên, nguồn nhân lực được đào tạo bậc đại học, cao đẳng và trung cấp có hạn.
Theo đó, để góp phần giải quyết bài toán này, Nova College tăng cường đào tạo nhóm ngành hàng không. Tiến sĩ Trần Mạnh Thành - Phó hiệu trưởng thường trực Nova College, cho biết, việc đào tạo nguồn nhân lực nhóm ngành hàng không giai đoạn này sẽ là bước đi không thể thiếu để ngành phục hồi và phát triển bền vững.
"Chúng tôi đã ký kết hợp tác chiến lược với Hãng hàng không Vietstar Airlines để xây dựng chương trình đào tạo tiên tiến với 50% chương trình sẽ thực hành tại các trung tâm của Vietstar Airlines", ông nói thêm.

Nova College tuyển sinh hai ngành: dịch vụ thương mại hàng không và quản trị kinh doanh vận tải hàng không. Ảnh: Nova College
Cụ thể, ở ngành dịch vụ thương mại hàng không, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức cơ bản về ngành, an ninh hàng không, các quy định hàng hóa. Bên cạnh đó, trường trang bị kiến thức về quy trình về nhận - trả hành khách, hành lý, hàng hóa, các chứng từ liên quan trong phục vụ hành khách, hành lý và hàng hóa hàng không.
Sau khóa học, người học có thể biết cách sử dụng thành thạo các phần mềm trong dịch vụ thương mại hàng không như: hệ thống làm thủ tục hành khách, hàng hóa, thiết bị chất xếp bưu kiện, bưu phẩm trong vận chuyển.
Đối với ngành quản trị kinh doanh vận tải hàng không, Nova College sẽ đào tạo kỹ năng quản lý vận hành, quy hoạch và thiết kế sân bay; quản lý năng suất hàng không, lập kế hoạch đội bay, quản lý tuyến đường, vận chuyển hành khách và hàng hóa.

Sinh viên Nova College trong kỳ thực tập nhận thức tại Vietstar Airlines. Ảnh: Nova College
Ngoài ra, sinh viên được đào tạo kiến thức an toàn vận tải hàng không, lập kế hoạch an ninh và các tình huống khẩn cấp; phát triển vận tải hàng không bền vững; lập chiến lược cho các hãng hàng không và nhà khai thác sân bay.
Học viên tại đây cũng sẽ được ưu tiên tuyển dụng việc làm tại Vietstar Airlines và các đơn vị thành viên với nhiều vị trí như nhân viên làm việc tại nhà ga, công ty phục vụ mặt đất, đại lý giao nhận hàng hóa hay phòng Thương mại của các hãng hàng không.

Sinh viên Nova College khám phá bên trong máy bay của Vietstar Airlines. Ảnh: Nova College
Tiến sĩ Trần Mạnh Thành chia sẻ thêm, Nova College muốn cung cấp nguồn nhân lực hàng không chất lượng, giỏi tay nghề. Đơn vị chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất với các trung tâm thực hành có thiết kế hiện đại, năng động và đạt chuẩn quốc tế. Do đó, sinh viên có thể trang bị kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn trong môi trường thực tiễn với 350 giờ thực hành.
"Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được truyền thụ kiến thức bởi đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm thực tế", ông nhấn mạnh.
Thiên Minh
Song song, NovaGroup hướng đến mang lại việc làm, thu nhập ổn định cho hàng trăm nghìn nhân viên, người lao động tại các tỉnh thành tập đoàn đầu tư và phát triển dự án, thúc đẩy kinh tế địa phương.
Khi đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, NovaGroup đặt mục tiêu phát triển nguồn nhân lực bền vững, phục vụ quá trình mở rộng quy mô của tập đoàn, nâng cao chất lượng nhân sự Việt Nam cận trình độ thế giới.